Ở Đồng Tháp có một ngôi làng nổi tiếng với nghề dệt chiếu lâu đời, đó chính là làng chiếu Định Yên. Nghề dệt chiếu Định Yên từng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013.

Rộn ràng tiếng máy dệt trong mùa dịch ở làng chiếu Định Yên

Tô Văn | 16/12/2021, 11:05

Ở Đồng Tháp có một ngôi làng nổi tiếng với nghề dệt chiếu lâu đời, đó chính là làng chiếu Định Yên. Nghề dệt chiếu Định Yên từng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013.

Chỉ còn vài chục ngày là đến tết cổ truyền, nhưng làn sóng dịch COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp, khiến cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân trở nên khó khăn vô cùng. Thế nhưng, với người dân làng chiếu Định Yên (dọc tuyến quốc lộ 54, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thì đây chính là quãng thời gian  cao điểm của làng nghề.

12-dinh-yen.jpg
Làng chiếu Định Yên nằm dọc tuyến quốc lộ 54, thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Tô Văn

Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới, làng chiếu Định Yên hiện nay có khoảng 700 máy dệt, 60 máy may viền, phân bố rải rác trong 430 hộ dân.

Dệt chiếu trải qua nhiều công đoạn như: nhuộm và phơi lát, se chỉ, dệt, phơi sản phẩm dệt thô, viền, may viền. Những công đoạn này chủ yếu đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và khéo léo nên thường là phụ nữ làm.

4-dinh-yen.jpg
Làng chiếu Định Yên có khoảng 700 máy dệt, 60 máy viền được phân bổ rải rác trong 430 hộ dân - Ảnh: Tô Văn
1-dinh-yen-.jpg
2-dinh-yen.jpg
6-dinh-yen.jpg
10-dinh-yen.jpg
8-dinh-yen.jpg
7-dinh-yen.jpg
9-dinh-yen.jpg
14-dinh-yen.jpg
15-dinh-yen.jpg
Dệt chiếu phải trải qua công đoạn như: nhuộm và phơi lát, se chỉ, dệt, phơi sản phẩm dệt thô, viền, may viền - Ảnh: Tô Văn

Mỗi ngày, làng chiếu Định Yên cung ứng ra thị trường khoảng 1.500 chiếc chiếc với các mẫu mã và chủng loại khác nhau như: chiếu bông, chiếu trắng, chiếu hoa văn...

Chiếu Định Yên nổi tiếng với độ dày, mềm, thoáng mát, bền chặt nên được bà con trong khu vực và cả nước ưa chuộng. Hiện nay, ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, chiếu Định Yên còn được xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á.

13-dinh-yen.jpg
Chiếu Định Yên nổi tiếng với độ dày mềm, thoáng mát, bền chặt nên rất được ưa chuộng - Ảnh: Tô Văn

Ông Sáu Thơm (65 tuổi, ngụ xã Định Yên, huyện Lấp Vò) cho hay, từ mấy chục năm về trước, gia đình đã làm nghề đan chiếu bắt đầu từ đời cha ông cho đến tận giờ. Lúc 15 tuổi, ông được cha mẹ dạy cách đan, nhuộm, se chỉ, dệt, phơi và chỉ một năm sau đã thuần thục.

“Nhớ mấy chục năm về trước, tại cái xã này “thời hoàng kim” đan chiếu nhà nhà, người người đều làm. Riêng gia đình tôi mỗi tháng đan được hàng trăm chiếc chiếu, giá cả tùy vào từng sản phẩm, kích cỡ… Hiện nay, trong mùa dịch này, số lượng theo nghề hầu như giảm lại nhưng gia đình tôi vẫn giữ lửa với nghề, không phải có khách đặt mua mà đan nhiều chỉ là để khỏi quên nghề”, ông Sáu Thơm chia sẻ.

Tương tự chị Thanh Tuyền (20 tuổi, ngụ xã Định Yên, huyện Lấp Vò) cho biết: “Hiện nay, gia đình có đơn hàng của khách các tỉnh phía Bắc và TP.HCM đặt. Tôi và bà con ở địa phương đã hoàn thiện các mẫu mã khách đặt. Tôi hy vọng, từ các sản phẩm được bán và giới thiệu qua các kênh thông tin, sẽ có nhiều hơn các đơn hàng, giúp bà con quê tôi có công việc ổn định, cải thiện đời sống trong mùa dịch và có tiền xài trong cái tết này”.

3-dinh-yen.jpg
Các sản phẩm truyền thống của làng chiếu Định Yên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm - Ảnh: Tô Văn

Thạc sĩ Trương Chí Hùng, giảng viên Trường Đại học An Giang cho biết, các sản phẩm truyền thống của làng chiếu Định Yên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm.

“Địa phương đã xác định đây là những nghề mà sản phẩm mang lại có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Việc giìn giữ được làng chiếu nổi tiếng này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bà con mà quan trọng còn là lưu giữ được văn hóa, truyền thống trong cộng đồng. Theo tìm hiểu của tôi, vào năm 2013, làng chiếu Định Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, thạc sĩ Hùng nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rộn ràng tiếng máy dệt trong mùa dịch ở làng chiếu Định Yên