Nạn đói năm 1945 đã gây ra thảm cảnh khiến hơn 2 triệu đồng bào nước ta phải hy sinh vì thiếu lương thực. Chiến tranh đã tạc vào lịch sử Việt Nam một gam màu u tối, đau thương. Và nỗi đau, mất mát ở thời bình do nhân tai gây ra cũng thiệt hại không kém.

Rừng tràm Trà Sư: Tính đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi ‘Nhân tai’

Tino - Q.C | 16/12/2020, 14:11

Nạn đói năm 1945 đã gây ra thảm cảnh khiến hơn 2 triệu đồng bào nước ta phải hy sinh vì thiếu lương thực. Chiến tranh đã tạc vào lịch sử Việt Nam một gam màu u tối, đau thương. Và nỗi đau, mất mát ở thời bình do nhân tai gây ra cũng thiệt hại không kém.

“Giặc dốt”, lòng tham…và nhân tai

Dân Việt Nam, bằng sự kiên cường, lòng yêu nước và trí tuệ, đã đẩy lùi thành công giặc đói, giặc ngoại xâm và phần lớn giặc dốt trong chiến tranh. Nay chúng ta đang sống trong một thế giới hòa bình và văn minh hơn, nơi sự cầu toàn về việc ăn - ở - giải trí trở nên quan trọng. Ở thời đại thịnh vượng này, chúng ta không cần phải bạ gì ăn nấy như ở những năm đầu của thế kỉ XX, khi món chè khoán cũng đủ làm thành món “sơn hào hải vị”. Hiện nay, nhu cầu và mong muốn của chúng ta là được trải nghiệm những món ăn ngon hơn, độc hơn và lạ hơn.Vì mỹ vị là một yếu tố mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời nhất, thỏa mãn nhu cầu của con người nhất, từ đó sản sinh ra một số thành phần có sở thích ăn tạp, ăn bất chấp, ăn bất kể nguyên liệu gì có thể chế biến thành món ăn.

cacnhabaotondubaocotren90phantramlaoidongvatorungtramtrasu16122020.png
Các nhà bảo tồn dự báo sẽ có hơn 90% loài động vật trên trái đất bị tuyệt chủng do nạn săn trộm 

Theo những “chuyên gia” từ dân gian truyền miệng lại rằng: Những bài thuốc hay món ăn có nguồn gốc từ động, thực vật tự nhiên sẽ có lợi ích “không tưởng” đối với sức khỏe và bệnh tật như trị tận gốc bệnh ung thư, kéo dài tuổi thọ, bổ thận, tráng dương… càng hoang dã thì càng hiệu nghiệm. Và như thế, hàng loạt menu với các nguyên, vật liệu từ biển cho đến trên rừng và cả trên không, đều xuất hiện trong danh sách các món ăn ngon của các nhà hàng, quán nhậu như đặc sản chim khổng lồ, chim trời… được giới thiệu, từ đó những thương vụ mua bán động vật hoang dã diễn ra hằng ngày khắp nơi.

Nhiều nỗ lực nhưng vẫn bất lực

Theo đội chống cò tặc tại Khu du lịch rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, báo cáo thống kê hàng ngày có trên 100 cá thể chim cò bị các đối tượng này bắn rơi và đem bán lại cho những khu chợ trên địa bàn. Mới đây, đội chống cò tặc cũng đã thành công bắt quả tang đối tượng N.V.D (36 tuổi) săn và đặt bẫy hơn 15 cá thể cò ngay trong khuôn viên của khu rừng. N.V.D là một trong số hàng nghìn trường hợp các đối tượng cò tặc liên tục bị phát hiện trong những tháng gần đây, khi số lượng chim về trú ngụ tại khu rừng tràm ngày một dày đặc.

Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) đã từng nhận định trên báo Lao Động: “Chúng ta đã có khung pháp lý tương đối tốt, thậm chí hơn nhiều quốc gia về vấn đề bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Điều quan trọng luôn là ở vấn đề thực thi pháp luật”.

Nước ta có hàng trăm khu du lịch sinh thái, và rừng tràm Trà Sư là nơi có số lượng các loài chim về trú ngụ lớn nhất cả nước. Nhưng nếu chỉ bằng những nỗ lực cố gắng duy nhất của một đội chống cò tặc của Ban quản lý Khu du lịch rừng tràm Trà Sư sẽ khó ngăn chặn được nạn cò tặc trong khu vực trực thuộc. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hiệu quả kịp thời, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ phải đối diện với nạn “đói nghèo về đa dạng sinh học” ở toàn vùng Tây Nam Bộ, và tồi tệ hơn là cả nước.

tinhdadangsinhhoctairungtramtrasu16122020.png
Tính đa dạng sinh học tại khu du lịch Trà Sư đang bị đe dọa bởi “nhân tai” cò tặc

Một số luật định hiện nay chủ yếu nghiêng về việc xử phạt các đối tượng vi phạm, và chưa quy định rõ ràng cách xử lý hậu quả vi phạm sau khi săn bắt sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Các cơ quan chuyên trách vẫn chưa có những ràng buộc rõ ràng về vai trò và quyền hạn, cũng như hướng dẫn các tổ chức có thẩm quyền hay những nhà đầu tư vào môi trường được phép trực tiếp xử lý vấn đề trên ra sao. Sự thờ ơ của các cơ quan chức năng và cán bộ kiểm lâm trong công tác bảo vệ sinh quyển hay các ban ngành vẫn chưa đưa ra được phương pháp hiệu quả ngăn chặn được các loại “tặc”, và có lẽ do vẫn còn mơ hồ về quyền hạn và trách nhiệm của họ trong vấn đề này.

Việt Nam đã vượt qua giai đoạn của nạn đói năm 1945, nhưng một bộ phận “giặc dốt” vẫn chưa bị đẩy lùi ấy đang tác oai và phá hoại môi trường bằng cách săn, bắt và tận diệt sinh giới, từng bước cám dỗ và “ăn mòn” ý thức hệ của chúng ta bằng chính những bữa tiệc “đặc sản hoang dã”. Để có được một tương lai tốt hơn, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải chia tay với một số thói quen ưa thích của mình. Và liệu chúng ta có sẵn sàng làm điều này không? Câu trả lời nằm trong chính đĩa thức ăn ở trước mặt chúng ta trong bữa ăn kế tiếp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rừng tràm Trà Sư: Tính đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi ‘Nhân tai’