ĐBQH Sùng Thìn Cò (Hà Giang) cũng dẫn chứng thực tế từ địa phương này cho biết, rừng ngày xưa có những loại cây rừng quý hiếm như nghiến, đinh… nhưng đến nay cơ bản đã bị phá hết. Nguyên nhân là chưa có chính sách phù hợp để giữ rừng.

'Rừng xưa có nhiều cây quý hiếm nhưng đến nay cơ bản đã bị phá hết'

Trí Lâm | 08/06/2017, 05:29

ĐBQH Sùng Thìn Cò (Hà Giang) cũng dẫn chứng thực tế từ địa phương này cho biết, rừng ngày xưa có những loại cây rừng quý hiếm như nghiến, đinh… nhưng đến nay cơ bản đã bị phá hết. Nguyên nhân là chưa có chính sách phù hợp để giữ rừng.

Chiều 7.6, các đại biểu thảo luận ở các tổ về dự thảo Luật Bảo vệ, phát triển rừng. Phát biểu ý kiến, đại biểu Ngô Tuấn Nghĩa (TP.HCM) nêu thực trạng rất đáng lo ngại là những đối tượng được giao rừng đã lợi dụng khai thác rừng nghèo để trồng rừng, nhiều người giàu lên bất thường vì cách làm này.

“Kể cả khi Thủ tướng nói cấm cửa rừng nhưng vẫn thấy chặt phá tự nhiên. Người ta lợi dụng khai thác rừng nghèo nhưng khai thác xong không trồng nữa, làm giàu xong thì bỏ. Cái đó nhà nước phải chịu, đồng bào dân tộc thiểu số phải chịu hậu quả", ông Nghĩa thẳng thắn.

Theo vị này, phải có quy định rõ việc kinh doanh lâm sản để vừa giữ được rừng, vừa giữ được kế sinh nhai của đồng bào dân tộc miền núi, không để lợi dụng thương mại tràn lan, mất kiểm soát.

Cùng góc nhìn về vấn đề này, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) dẫn lại những chuyện lùm xùm liên quan đến bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và đề nghị dự thảo luật bổ sung quy định cấm những hình thức kinh doanh hoặc hoạt động khác làm thay đổi hệ sinh thái rừng.

Cũng theo ông Trương Trọng Nghĩa, dự luật cần làm rõ một số khái niệm như “chủ rừng”. "Rừng là những thứ ở trên mặt đất gồm cả các loại thực vật, động vật. Tôi thuê đất trồng rừng nhưng các sinh cảnh, động vật trong đó có thuộc sở hữu chủ rừng không? Quy định thế nào về việc khai thác rừng nghèo, từ đó phát triển lên trong đó có sinh cảnh cần được bảo tồn?

Tại đoàn Hà Nội, đại biểu Nguyễn Chiến cũng cho rằng diện tích rừng tự nhiên đang càng giảm đi do tác động của con người. Trong khi đó, luật chưa có quy định cụ thể về quy hoạch rừng, bảo vệ rừng, chưa kiểm soát chặt chẽ việc phát triển dịch vụ khai thác rừng, lâm sản…

ĐBQH Sùng Thìn Cò (Hà Giang) cũng dẫn chứng thực tế từ địa phương này cho biết, rừng ngày xưa có những loại cây rừng quý hiếm như nghiến, đinh… nhưng đến nay cơ bản đã bị phá hết. Nguyên nhân là chưa có chính sách phù hợp để giữ rừng.

Theo vị này: “Lâm tặc là ai? Chính là dân của mình. Nhưng không dựa vào dân thì không giữ được rừng, nên quan trọng là phải làm tốt công tác tuyên truyền để dân hiểu. Chúng tôi lấy kinh phí tuyên truyền hàng năm mua bò, trâu, lợn, tổ chức ăn uống, hội nghị đoàn kết quân – dân, vận động người dân biểu quyết từ nay không phá rừng. Rừng Hà Giang đến giờ giữ được là nhờ dựa vào dân”.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng các dự án thủy điện cũng bị lợi dụng để phá rừng

Một lý do dẫn đến mất rừng nữa là do thủy điện. Đề cập đến nội dung này, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) chia sẻ: "Dư luận nói nhiều về việc chạy chọt kiếm cho được một dự án về thủy điện loại nhỏ nhưng mục tiêu không phải là làm ra điện bán mà cái người ta có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác toàn bộ gỗ chỗ đó”.

Theo vị này, sau khi phá rừng rồi trồng thay thế bằng rừng cao su. Trong khi dưới rừng cao su thì không một con vật nào sống được nên cũng chỉ mang tính thương mại hoá chứ không trồng rừng lại được.

"Vậy thì luật phải làm sao để ngăn chặn phá rừng và khai thác gỗ, chứ bây giờ những cây gỗ quý, lâu năm, thuộc diện phải bảo tồn thì bị khai thác?”, bà Lan nêu câu hỏi.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM), vì lợi ích trước mắt nên người ta phá rừng. Nhiều lần Quốc hội chất vấn nhưng chưa có một biện pháp nào để làm rõ vấn đề này. Trong khi Chính phủ, Quốc hội không phải không biết điều này và bà Tâm cho rằng “Quốc hội có lỗi trong vấn đề này”.

“Phá rừng để thu lợi bất chính là lợi ích nhóm, đặc biệt là trong làm thuỷ điện. Mọi thiệt hại ở vùng hạ du thuỷ điện nhỏ và vừa do việc khai thác rừng bừa bãi, khó kiểm soát đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân", bà Tâm nêu.

Nói về thủy điện, bà Quyết Tâm cho rằng do chúng ta làm thuỷ điện không có bài bản, quy hoạch nên về tự nhiên, môi trường làm cho thiệt hại về sản xuất, đời sống rất là lớn, người dân ở vùng hạ du thuỷ điện nhỏ và vừa cũng bị thiệt hại nặng nề.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Rừng xưa có nhiều cây quý hiếm nhưng đến nay cơ bản đã bị phá hết'