Còn rút kinh nghiệm thì còn sai, còn nhầm. Coi như “Trời kêu ai nấy dạ” và đổ cho số phận vậy. Cái gì cũng đổ cho văn thư, đánh máy, nhập dữ liệu. Văn thư, đánh máy sai một vài chữ cái hay lỗi chính tả thông thường chứ “Mặt trời mà nói mặt trăng” thì hoặc là dốt nát hoặc là cẩu thả. Kiểu nào cũng không thể chấp nhận.
Tháng trước, cộng đồng mạng đang xôn xao việc nam thanh niên bị rách tay nhưng được bác sĩ chỉ định khâu âm hộ, âm đạo. May nhờ có vụ khác lấn át, nếu không, chắc to chuyện. Theo thông tin báo chí, anh Đào Xuân L. 34 tuổi ở Hà Nội bị rách tay. Sáng 28.10, anh đến Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất điều trị. Chuyện bé như con kiến bỗng biến thành khủng long vì kiểm tra vết thương xong, bác sĩ liền chỉ định “Khâu vết thương âm hộ, âm đạo. Khâu vết thương phần mềm tổn thương sâu chiều dài < 10cm”;="" nơi="" thực="" hiện="" là="" phòng="" thủ="" thuật="" của="" khoa="">
Còn hơn "chuyện như đùa" của Azit Nezin. Có người bảo đó là chuyện giả tưởng của ngành y. Ở các nước phát triển, nạn nhân sẽ khởi kiện vì sự tắc trách, dù chỉ mới trong chẩn đoán và chỉ định điều trị hay phẫu thuật chứ chưa thực hiện. Bệnh viện coi như sập tiệm là cái chắc.
Rất may, phiếu chỉ định sau khi in ra thì được bác sĩ phát hiện và điều chỉnh ngay. Anh L. đã được điều trị vết thương ở tay. Phiếu chỉ định sai sót đã bị hủy bỏ. Anh hú hồn và viết trên facebook "Em bái phục bác sĩ... Bệnh viện đa khoa Thạch Thất quê em. Em giới tính nam chuẩn luôn, bị rách tay mà bác sĩ chỉ định dịch vụ này thì nó lấy đâu ra mà khâu ạ!". Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu bác sĩ không phát hiện kịp. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thể thanh minh. Nếu nạn nhân là nữ, chưa chắc bác sĩ đã phát hiện ra sự phí lý… Đọc xong thông tin là muốn “tẩu hỏa nhập ma”. Dặn lòng rằng, từ nay về sau, vào bệnh viện phải cẩn trọng, tự kiểm tra chỉ định phẫu thuật, phác đồ điều trị và không được bất tỉnh trước đó. Chuyện bác sĩ ở Việt Nam nhầm lẫn tương tự, dù chưa phổ biến nhưng không còn hiếm hoi.
Thủ đô mà còn vậy thì các tỉnh vùng sâu vùng xa thế nào. Có trời mới biết.
Điều ngạc nhiên đến sững sờ là quan điểm của lãnh đạo ngành y tế Hà Nội về sự nhầm lẫn kinh ngạc này. Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết “Sự việc này cần được khắc phục, ngay cả sai sót về hành chính (do đánh máy, nhập dữ liệu...) thì cũng phải tránh, vì sự việc cụ thể trên người bệnh có thể tự phát hiện, nhưng nếu trong tình huống khác thì có thể từ sai sót hành chính dẫn đến sai sót về chuyên môn. Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất cần rút kinh nghiệm nghiêm túc với các cán bộ y tế, cả về chuyên môn và khâu làm thủ tục, nhập dữ liệu, để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh”. Nhưng, đã là lãnh đạo ngành thì không thể nghĩ như vậy.
Sai sót nào chẳng phải khắc phục. Vấn đề nghiêm trọng như vậy mà chỉ cần rút kinh nghiệm thì rút đến bao giờ? Chờ chết người vẫn tiếp tục rút là sao. Đã có chuyện cắt nhầm thận, cưa nhầm chân… Còn rút kinh nghiệm thì còn sai, còn nhầm. Coi như “Trời kêu ai nấy dạ” và đổ cho số phận vậy. Cái gì cũng đổ cho văn thư, đánh máy, nhập dữ liệu. Văn thư, đánh máy sai một vài chữ cái hay lỗi chính tả thông thường chứ “Mặt trời mà nói mặt trăng” thì hoặc là dốt nát hoặc là cẩu thả. Kiểu nào cũng không thể chấp nhận. Đặc biệt là trong giáo dục và y tế. Những ngành liên quan trực tiếp đến sinh mạng, và nhân cách của con người mà cha ông mình đã trân trọng gọi là Thầy.
Trong ngành y, có những sai sót để lại di chứng sang chấn và hậu quả không thể khắc phục. Xin các vị đừng rút kinh nghiệm nữa. Chỉ có thể hạn chế sai sót tối đa bằng sự cẩn trọng, kiểm tra nghiêm nhặt và xử lý kiên quyết sự cố để răn đe. Người dân không thể phó mặc tính mạng mình cho những người vô trách nhiệm, dốt nát hoặc cẩu thả.
Trần Trung Dân