Chảo chống dính mất tác dụng hoặc đồ thủy tinh đắt tiền bị nứt vỡ, đồ gang bị gỉ… có thể do những thói quen sai lầm sau đây.

Sai lầm trong cách sử dụng khiến đồ nhà bếp mau hư

La Hường | 13/05/2019, 20:28

Chảo chống dính mất tác dụng hoặc đồ thủy tinh đắt tiền bị nứt vỡ, đồ gang bị gỉ… có thể do những thói quen sai lầm sau đây.

Để đáy nồi cơm điện ướt

Khi sử dụng nồi cơm điện, không bao giờ được đặt lòng nồi còn ẩm ướt vào nồi, điều này rất dễ làm hư mâm nhiệt của nồi ảnh hưởng tới độ bền của sản phẩm.Nên lau bề mặt bên trong của nắp nồi sau khi nấu cơm để ngăn chặn độ ẩm không mong muốn, hơi nước dư thừa tích tụ trên đó.

Đối với lòng nồi cơm điện, không rửa bằng giẻ ráp sắt hoặc chất liệu có thể làm xước bề mặt bên trong. Bạn chỉ nên rửa chảo bằng một miếng bọt biển hoặc vải mềm.

Sử dụng lò vi sóng sai cách

Khi nấu các sản phẩm có trọng lượng nhẹ (như hâm 1 chiêc hamburger chẳng hạn) bạn nên đặt một ly nước vào trong lò vi sóng. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ vi sóng khiến thành phẩm có kết quả tốt hơn.

Không bao giờ kích hoạt lò vi sóng khi nó đang trống. Điều này có thể dễ dàng làm hỏng magnetron (thiết bị tạo ra vi sóng). Tránh đặt vật quá nặng trong lò vi sóng (bạn có thể tìm thấy thông tin về khối lượng tối đa trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị).

Và cuối cùng nên vệ sinhlò vi sóng thường xuyên, nhất là sau khi nấu thức ăn có nhiều dầu mỡ để đảm bảo lò vi sóng được sử dụng bền lâu nhất.

Nấu quá lửa

Ảnh hưởng của đồ bếp khi bị nấu quá lửa có thể sẽ khác nhau, tùy theo từng chất liệu.

Thép không gỉ có thể bị bao phủ bởi những vết có hình "cầu vồng". Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ là tác động bên ngoài, đồ bếp vẫn sử dụng được.

Mặt chống dính bị bong ra, mất tác dụng vì trước đó nồi, chảo bị nấu cháy.

Dùng sai chức năng

Lấy dao để mở nắp chai, dùng hộp nhựa không phù hợp trong lò vi sóng, đậy một cái nắp bằng nhựa lên nồi inox... là những lỗi cơ bản nhiều người mắc.

Rửa nồi, chảo gang sai cách

Đồ gang giống như một "siêu anh hùng" trong nhà bếp, tuy nhiên chúng lại sợ nước. Các lớp dầu, mỡ đọng ở trên bề mặt nồi, chảo gang giống như một lớp bảo vệ giúp cho chúng không bị bám bẩn, chống dính thực phẩm.

Khi rửa đồ gang trong nước, hãy rửa nhanh, chà nhẹ nhàng để không làm hỏng lớp bảo vệ này. Phơi nồi, chảo gang ở nơi khô ráo để tránh bị gỉ.

Ngâm quá lâu đồ gỗ

Thớt gỗ là thứ không nên ngâm lâu trong nước, vì điều này có thể làm chúng bị ố, mốc và sau này có thể nứt vỡ.

Làm xước các mặt chống dính

Mặt chảo chống dính rất dễ bị xước trong các trường hợp sau:

- Các mảnh xương nhỏ chà lên bề mặt trong quá trình nấu.

- Dùng các loại xẻng múc có chất lượng kém. Ví dụ như thìa, xẻng lật bằng kim loại có cạnh sắc trong quá trình đảo đồ ăn có thể làm xước bề mặt chống dính. Các loại thìa nhựa tốt có viền tròn hoàn hảo sẽ thích hợp hơn để đảo đồ ăn.

Thu Thủy (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sai lầm trong cách sử dụng khiến đồ nhà bếp mau hư