Trong trường hợp UBND tỉnh TT-Huế lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết để cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho 71 lô đất được công ty Đất xanh Bắc miền Trung rao bán mà không xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ tướng, thì dù có nhân được ‘sổ đỏ’ sau này người dân cũng không thể xây dựng nhà trên lô đất đã mua.

Sai phạm ở dự án Eco – Lake: Muốn 'tháo gỡ' phải xin ý kiến Thủ tướng

Quế Sơn | 21/08/2019, 13:42

Trong trường hợp UBND tỉnh TT-Huế lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết để cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho 71 lô đất được công ty Đất xanh Bắc miền Trung rao bán mà không xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ tướng, thì dù có nhân được ‘sổ đỏ’ sau này người dân cũng không thể xây dựng nhà trên lô đất đã mua.

Như báo Một Thế Giới đã thông tin, Công ty cổ phần Đất xanh Bắc miền Trung sau khi rao bán 71 lô đất của ông Tống Phước Hoàng Hưng cho người dân đã không thể cấp được ‘sổ đỏ’ cho người mua,nguyên do là vì khu đất ông Hưng tự ý phân thửa để bán nằm trong khu vực quy hoạch giành cho cây xanh của Thủ tướng chính phủ được ban hành trong quyết định quy hoạch chung, mở rộng thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Dựa vào kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh TT-Huế, ông Tống Phước Hoàng Hưng đã lập hồ sơ chuyển đổi khu đất rộng hơn 9.000m2 của mình thành đất ở hoàn toàn. Sau đó ông Hưng tiếp tục lập hồ sơ chuyển lên sở TNMT TT-Huế xin phân thửa.Tuy nhiên, khi hồ sơ phân thửa chưa được sở TNMT chấp nhận, ông Hưng đã giao cho phía công ty Đất xanh Bắc miền Trung (do ông Hưng làm Tổng giám đốc) rao bán và thu tiền của người dân.

Nếu không xin điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ tướng, những lô đất này không thể được cấp phép xây nhà - Ảnh: Q.S

Từ tháng 8.2018, hơn 1 năm trôi qua không nhân được ‘sổ đỏ’, nhiều người dân không thể tiếp tục kiên nhẫn nên đã tìm đến công ty Đất xanh Bắc miền Trung đòi lại tiền mua đất. Không thể tiếp tục kéo dài thời gian, phía công ty buộc phải đưa ra hướng xử lý cho những khiếu nại của người dân, trong thông cáo báo chí được ban hành ngày 15.8 do Tổng giám đốc Tống Phước Hoàng Hưng ký, công ty cho biết sẽ phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh và chính quyền địa phương để lập quy hoạch phân khu để hoàn thiện cơ sở pháp lý cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.

Tuy nhiên, ở một chiều hướng khác, ông Phan Thiên Định, Phó chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế khẳng định rằng mặc dù UBND tỉnh đã giao cho UBND TX.Hương Thủy rà soát để thực hiện quy hoạch lại, nhưng thực chất việc điều chỉnh quy hoạch này rất khó, muốn điều chỉnh quy hoạch buộc UBND tỉnh phải trình xin ý kiến Thủ tướng.

Công ty Đất xanh bắc miền Trung bị người dân khiếu tố lừa chiếm đoạt tài sản - Ảnh: Q.S

“Trong trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết mà không có ý kiến điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ tướng, thì sau này dẫu người dân có được cấp sổ đỏthì về lâu về dài cũng không thể xây dựng được nhà cửa, sẽ không có đơn vị nào cấp phép xây dựng trên vùng đất mà Thủ tướng đã quy hoạch dành cho cây xanh.Vì thế, nếu muốn cấp sổ đỏ cho những lô đất này để người dâncó thể xây nhà cất cửa, UBND tỉnh buộcphải lập quy hoạch chi tiết sau đó xin điều chỉnh quy hoạch chung”, PCT UBND tỉnh nhấn mạnh.

“Trước mắt UBND tỉnh đã yêu cầu UBND TX Hương Thủy phối hợp với sở Xây Dựng để lập quy hoạch phân khu xem xét một cách tổng thể về hiện trạng sử dụng đất hiện tại rồi sau đó mới đưa ra hướng giải quyết tốt nhất, có lợi cho người dân được”, ông Phan Thiên Định thông tin.

Hướng xử lý xấu nhất mà PCT UBND tỉnh TT-Huế đưa ra trong trường hợp không xin điều chỉnh được quy hoạch của Thủ tướng làphía người bán phải trả lại toàn bộ số tiền mà người dân đã bỏ ra mua đất, cùng với đó là các khoảng giá trị gia tăng đi cùng theo thỏa thuận của người bán và người mua.

Trong một chiều hướng khác, ngày 16.8 UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu UBND thị xã Hương Thủy làm việc với các đơn vị liên quan và có câu trả lời đến người dân về những đơn khiếu tố mà người dân đã gửi đến UBND tỉnh. Trong các đơn thư gửi đến UBND tỉnh người dân đã khiếu tố công ty cổ phần Đất xanh Bắc miền Trung lừa chiếm đoạt tài sản khi bán đất tại dự án ‘vẽ’ Eco-Lake (tổ 9, phường Phú Bài, TX Hương Thủy).

Báo điện tử Một Thế Giới sẽ tiếp tục thông tin…

Quế Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sai phạm ở dự án Eco – Lake: Muốn 'tháo gỡ' phải xin ý kiến Thủ tướng