Không chỉ có 2 sản phẩm chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường bị Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert đình chỉ hiệu lực chứng nhận, mà 2 sản phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm nước lợ cũng có nguy cơ không được tiếp tục đưa vào thử nghiệm trong thời gian tới.

Sản phẩm khoa học hữu ích bị xếp xó vì ‘lười’ đánh giá

Duy Khang | 06/08/2017, 17:25

Không chỉ có 2 sản phẩm chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường bị Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert đình chỉ hiệu lực chứng nhận, mà 2 sản phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm nước lợ cũng có nguy cơ không được tiếp tục đưa vào thử nghiệm trong thời gian tới.

Vào đầu tháng 8.2017, do thu hoạch lúa rộ trong thời điểm mưa bão, nên một lượng rơm, rạ rất lớn trên đồng không được phân hủy hết theo nước chảy xuống kênh Xẻo Chích thuộc xã Vĩnh Quới (TX.Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng). Nước có màu đen, bốc mùi hôi thối, gây cá chết trên đoạn kênh dài gần 2km.

Lần này, Phòng Tài nguyên và Môi trường TX.Ngã Năm tiếp tục có văn bản đề nghị Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh hỗ trợ, nhưng đã không được đáp ứng như mong đợi.

Ông Nguyễn Minh Huệ - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TX.Ngã Năm, cho biết: “Chúng tôi có biết đến hiệu quả của sản phẩm xử lý ô nhiễm môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh sản xuất, nên cũng đã có văn bản xin hỗ trợ, nhưng được trả lời rằng sản phẩm không còn và do con kênh rộng quá rất khó xử lý bằng chế phẩm sinh học”!

Sở dĩ ông Huệ biết đến hiệu quả của chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường của trung tâm bởi cũng trên địa bàn xã Vĩnh Quới, đoạn kênh Lục Bà Tham cũng từng xảy ra tình trạng ô nhiễm tương tự vào cuối tháng 8.2014. Sau đó, ô nhiễm được nhanh chóng xử lý bằng chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh hỗ trợ.

Tuy nhiên, lần này huyện không được hỗ trợ . Nguyên nhânkhông phải do sản phẩm còn hay hết, khu vực ô nhiễm rộng hay hẹp, mà chính là dosản phẩm đã chính thức bị VinaCert đình chỉ hiệu lực chứng nhận kể từ ngày 21.7.2017, theo Quyết định số 1991/QĐ-VICB, ngày 21.7.2017, của Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert.

ST Bacilli 1 và ST Bacilli 2 đạt được các chứng nhận về chất lượng

Theo quyết định trên, 2 sản phẩm là chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường ST Bacilli 1 và ST Bacilli 2 (dạng bột và dạng lỏng) của Trung tâm Quan Trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăngbị đình chỉ hiệu lực chứng nhận 30 ngày kể từ ngày ký quyết định, với lý do: “Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng không bố trí đánh giá giám sát đúng thời hạn”.

Đây là 2 sản phẩm vi sinh do nhóm tác giả của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng nghiên cứu, sản xuất đã qua khảo nghiệm thực tế và được đánh giá có hiệu quả cao trong việc xử lý môi trường nước thải của Khu công nghiệp An Nghiệp và xử lý nguồn nước ô nhiễm trên kênh Lục Bà Tham ở xã Vĩnh Quới, TX.Ngã Năm (Sóc Trăng) vào cuối tháng 8.2014.

Sản phẩm cũng đã đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX năm 2014 - 2015. Với những kết quả trên, sản phẩm đã được VinaCert cấp chứng nhận vào ngày 12.1.2016, có giá trị đến 12.1.2019.

Và đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng

Cũng theo quy định chứng nhận của VinaCert, sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận, tổ chức hoặc cá nhân có sản phẩm được cấp chứng nhận phải tiếp tục tiến hành bố trí đánh giá giám sát sản phẩm và có báo cáo gởi về VinaCert đúng theo thời gian quy định.

Vậy tại sao Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng lại phớt lờ quy định này, để sản phẩm phải bị đình chỉ hiệu lực, gây khó khăn cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường trong tỉnh, mà trường hợp ô nhiễm trên kênh Xẻo Chích mới đây ở xã Vĩnh Quới là một ví dụ?

Theo tìm hiểu của PV, việc không bố trí đánh giá, giám sát sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận có nguyên nhân hết sức “tế nhị” là do trung tâm không được đầu tư đúng về nguồn nhân lực, trang thiết bị… để thi tay nghề, thực hiện đầu tư đánh giá.

Không chỉ có 2 sản phẩm trên có nguy bị xếp xó, mà ngay cả 2 chế phẩm vi sinh phục vụ xử lý ô nhiễm hữu cơ môi trường ao nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ do trung tâm này nghiên cứu sản xuất hiện cũng không được phép tiếp tục thử nghiệm.

Nguyên nhân do: “Chưa có giấy phép lưu hành của Bộ NN&PTNT, và thủy sản thuộc lĩnh vực của ngành nông nghiệp, chứ không phải của ngành Tài nguyên và Môi trường”!

Trong khi đó, qua thực tế thử nghiệm ở những vụ nuôi tôm trước, cả 2 sản phẩm này đều được người nuôi tôm đánh giá rất cao và kỳ vọng sản phẩm sớm được đưa vào sản xuất đại trà để giúp họ giảm rủi ro thiệt hại và chi phí sản xuất, cũng như giúp cho sản phẩm tôm nuôi được an toàn, không tồn dưhóa chất hay chất kháng sinh cấm.

Dư luận đang rất quan tâm đến sự tồn tại của những sản phẩm hữu ích trên, bởi từ trước đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu khoa học của tỉnh có được những sản phẩm có tính ứng dụng và mang lại hiệu quả cao như thế.

Tại buổi làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ (KH - CN), về việc xây dựng “Quy hoạch phát triển KH - CN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, vào chiều 3.8, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - Nguyễn Văn Thể, đã chỉ đạo: “Các sở, ngành cần tổng hợp lại những đề tài đã nghiên cứu để phân loại, đánh giá, tìm ra những đề tài thật sự thiết thực, hiệu quả để ứng dụng vào thực tiễn”.

Như vậy, không có lý do gì để những sản phẩm khoa học hữu ích, được người dân tin dùng phải “chết yểu” chỉ vì những lý do không đáng có.

Hàm Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sản phẩm khoa học hữu ích bị xếp xó vì ‘lười’ đánh giá