Theo Bộ Y Tế, hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca, trong đó thở máy xâm lấn 410 ca, ECMO 14 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

Sáng 19.11: Hơn 4.480 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị

PV | 19/11/2021, 05:04

Theo Bộ Y Tế, hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca, trong đó thở máy xâm lấn 410 ca, ECMO 14 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

Bộ Y tế cho biết, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.065.469 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.812 ca nhiễm).

Nếu tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.060.394 ca, trong đó có 878.776 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (452.722), Bình Dương (246.007), Đồng Nai (80.489), Long An (37.007), Tiền Giang (23.099).

Về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19, trong ngày 18.11, có 6.723 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên con số 881.593 người. 

Hiện, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.061

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 880

- Thở máy không xâm lấn: 124

- Thở máy xâm lấn: 410

- ECMO: 14

Về số bệnh nhân tử vong:

Từ 17 giờ 30 ngày 17.11 đến 17 giờ 30 ngày 18.11 cả nước ghi nhận 139 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM (42), An Giang (22), Kiên Giang (16), Bình Dương (14), Đồng Nai (7), Long An (6), Bạc Liêu (5), Tiền Giang (5), Nghệ An (3), Trà Vinh (3), Tây Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Ninh Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 90 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thêm 49 trường hợp F0, Bắc Giang yêu cầu doanh nghiệp đánh giá nguy cơ lây nhiễm

Tối 18.11, thông tin của Sở Y tế Bắc Giang cho biết, trong ngày trên địa bàn phát sinh thêm 49 trường hợp F0. 

Tính từ ngày 26.10.2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 834 ca mắc COVID-19.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhận định, tình hình dịch bệnh xuất hiện trong doanh nghiệp có chiều hướng phức tạp, công nhân đi về trong ngày, chung xe với công ty khác, đi nhiều điểm, số lượng công nhân cùng xưởng, cùng ca sản xuất đông.

Do vậy, tỉnh Bắc Giang đang tập trung toàn lực triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhanh chóng điều tra, truy vết; lấy mẫu, thần tốc xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly chính xác, triệt để ca bệnh.

Tại buổi làm việc với một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về công tác phòng chống dịch COVID-19 chiều 18.11, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang đề nghị doanh nghiệp cần tập trung triển khai, sớm hoàn thành cài đặt phần mềm PC-Covid, đồng thời đánh giá tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm khi có ca mắc trong cùng dây chuyền, cùng một nhà xưởng.

Ông Thái lưu ý, doanh nghiệp cần bảo đảm thông khí tại các xưởng sản xuất, lựa chọn đơn vị xét nghiệm COVID-19 có đủ năng lực, tăng cường phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, sở, ngành, địa phương để khống chế thành công chùm ca bệnh.

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết thuộc về doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục ngay những hạn chế trong công tác phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cần tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp trong công tác phòng chống dịch; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, thanh tra công tác xét nghiệm để chấn chỉnh, đơn vị vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp cài đặt phần mềm quản lý công nhân, hoàn thành 100% trong tháng 11.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 19.11: Hơn 4.480 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị