Đến sáng 20.8, Việt Nam đã ghi nhận 312.611 ca COVID-19, trong đó 120.059 bệnh nhân đã khỏi. Có 6 tỉnh, thành phố đã 14 ngày không có ca mắc mới. Tại TP.HCM có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19

Sáng 20.8: Có 687 ca COVID-19 rất nặng và nguy kịch, thêm 1,2 triệu liều vắc xin Astra về đến Việt Nam

PV (tổng hợp) | 20/08/2021, 05:44

Đến sáng 20.8, Việt Nam đã ghi nhận 312.611 ca COVID-19, trong đó 120.059 bệnh nhân đã khỏi. Có 6 tỉnh, thành phố đã 14 ngày không có ca mắc mới. Tại TP.HCM có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 312.611 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).

Nếu tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 308.559 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.

Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình.

5 địa phương ghi nhận số mắc COVID-19 cao là TP.HCM (164.542), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Bắc Giang (5.802).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 120.059 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 660 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 19.8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong ngày 18.8 có 398.031 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 15.922.537 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.359.868 liều, tiêm mũi 2 là 1.562.669 liều

Thêm 1,2 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã về đến Việt Nam

TTXVN dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế, cho biết tối 19.8, AstraZeneca đã chuyển về Việt Nam thêm 1.209.400 liều vaccine COVID-19.

Theo đó, đây là lần bàn giao vaccine thứ chín thuộc hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

Thỏa thuận này đã mang về cho Việt Nam hơn 6,7 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

Và hiện đã có tổng cộng khoảng 14,3 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được chuyển đến Việt Nam qua hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ của các chính phủ, chiếm 62% nguồn cung vaccine COVID-19 trên cả nước.

TP.HCM: Hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19

Tính đến 19.8, theo HCDC, tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

Trước đó, ngày 17.8, Sở Y tế TP.HCM đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19. Sở Y tế TP.HCM cho biết, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.

Nếu người bệnh không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ liên hệ chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) hoặc Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

Đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

Bình Dương: Chiến lược xét nghiệm diện rộng sẽ tăng F0 trong vài ngày tới

Đó là nhận định của, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương khi trả lời Bình Dương Online hôm qua. Theo đó, những ngày qua số ca F0 trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh là do tỉnh đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng, bắt đầu từ ngày 2.8.

Chiến lược xét nghiệm diện rộng đang đẩy F0 tăng nhanh. Trong tổng số 345.370 người được lấy mẫu test nhanh và PCR, các địa phương đã phát hiện 8.394 trường hợp dương tính. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã tiến hành lấy mẫu PCR cho 95.856 công nhân tại 99 công ty trong các khu công nghiệp; kết quả có 226 trường hợp dương tính.

Số ca mắc tăng cao khi tỉnh thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng chứng tỏ tỉnh đã đánh giá đúng nguy cơ dịch bệnh, rà soát đúng đối tượng, không để bị sót, lọt F0 trong cộng đồng. 

Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 vẫn đang được tỉnh triển khai nhằm “vét sạch”, “khóa chặt” F0 ở những vùng đỏ đậm đặc, tiến tới xanh hóa “vùng vàng” và mở rộng, bảo vệ “vùng xanh” an toàn.

Trong đợt xét nghiệm này TP.Thuận An và TX.Tân Uyên là 2 địa phương có tỷ lệ ca F0 tăng cao. Vì vậy, trong những ngày tới số ca mắc trên địa bàn tỉnh sẽ có xu hướng gia tăng, thậm chí tăng đột biến.

Tỉnh dự báo nếu tỷ lệ mắc ở ngưỡng trung bình thì giải pháp tối ưu là đưa F0 đi cách ly tập trung, phong tỏa chặt “vùng vàng”, “vùng đỏ” kết hợp với thiết chế cách ly tập trung tại nhà đối với toàn bộ người dân ở ổ dịch đỏ, đặc biệt ở các khu nhà trọ công nhân có tỷ lệ F0 cao. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 20.8: Có 687 ca COVID-19 rất nặng và nguy kịch, thêm 1,2 triệu liều vắc xin Astra về đến Việt Nam