Hôm nay 6.5, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiến hành xét xử theo trình tự giám đốc thẩm vụ án “Giết người, cướp tài sản” đối với bị án Hồ Duy Hải. Phiên xử dự kiến kéo dài 3 ngày, do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.

Sáng nay 6.5, xét xử giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải

06/05/2020, 09:44

Hôm nay 6.5, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiến hành xét xử theo trình tự giám đốc thẩm vụ án “Giết người, cướp tài sản” đối với bị án Hồ Duy Hải. Phiên xử dự kiến kéo dài 3 ngày, do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.

Phiên xét xử theo trình tự giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải sẽ diễn ra trong 3 ngày - Ảnh: Internet

Theo nội dung vụ án, sáng 14.1.2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại ngay tại nơi làm việc.

Qua quá trình điều tra, cơ quan tố tụng xác định Hồ Duy Hải (SN 1985, trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) là hung thủ sát hại 2 nạn nhân. Với hành vi của mình, Hải bị tòa 2 cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) tuyên phạt mức án tử hình về tội “Giết người”.

Sau khi những bản án được tuyên, mẹ của bị án Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con. Trước khi tổ chức thi hành bản án tử hình đối với tử tù Hồ Duy Hải, trong ngày 4.12.2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng, về việc Văn phòng Chủ tịch nước đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải nên đã yêu cầu Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạm dừng thi hành án, để xem xét thật kỹ trước khi tước đoạt sinh mạng một con người.

Kháng nghị giám đốc thẩm

Tính đến thời điểm hiện tại, vụ án đã kéo dài hơn 10 năm, và ngày 6.5.2020, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiến hành mở phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án “Giết người, cướp tài sản” đối với bị án Hồ Duy Hải. Phiên xử dự kiến kéo dài 3 ngày, do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên tòa.

Kháng nghị giám đốc thẩm của Viện KSND tối cao ngày 22.11.2019 đề nghị TAND tối cao hủy 2 bản án để điều tra lại và chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình điều tra xét xử vụ án. Theo đó, qua xem xét bản án sơ thẩm và phúc thẩm của tòa án hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.

Cụ thể, nội dung lời khai của Hồ Duy Hải mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; mâu thuẫn về hành vi tấn công nạn nhân; mâu thuẫn về thời gian sau khi gây án... Viện KSND tối cao cũng cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, như bỏ sót những chúng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án.

Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng

Trước khi phiên xét xử theo trình tự giám đốc thẩm diễn ra, trong suốt thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tục vào cuộc để xem xét, đánh giá toàn bộ vụ án nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Cụ thể, tại cuộc họp, liên ngành tư pháp trung ương (gồm Bộ Công an, Viện KSND tối cao, TAND tối cao) đều thống nhất quan điểm xác định Hồ Duy Hải không bị kết án oan; đề nghị báo cáo Chủ tịch nước cho thi hành án đối với Hồ Duy Hải.

Ngày 12.2.2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có công văn gửi Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao. Công văn nêu: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án có nhiều sai lầm, vi phạm nghiêm trọng và có đầy đủ căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Cho đến nay, gia đình bị cáo Hồ Duy Hải vẫn gửi nhiều đơn khiếu nại kêu oan và cung cấp thêm một số tài liệu, thông tin chưa được phản ánh đầy đủ trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, để đảm bảo thận trọng, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm.

Mười ngày sau, Ban Nội chính Trung ương cũng có công văn nêu ý kiến về vụ án với nội dung: Những vấn đề gia đình và cơ quan báo chí nêu ra để chứng minh Hồ Duy Hải bị án oan đều không phải làm vấn đề mới, đã được các luật sư của Hồ Duy Hải nêu ra trong các phiên xét xử, đã được HĐXX xem xét thận trọng, khách quan trước khi kết án; đồng thời Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đã xem xét lại, quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm; Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá ngày 17.5.2012.

Cũng theo Ban Nội chính Trung ương, quá trình điều tra, truy tố, xét xử không có biểu hiện bức cung, ép cung, nhục hình; lời nhận tội của Hải và các chứng cứ thu thập được từ các nguồn khác đều được thẩm tra, xác minh để chứng minh làm rõ sự thật khách quan vụ án, không có cơ sở chứng minh Hồ Duy Hải ngoại phạm… Do vậy, TAND các cấp kết án đối với Hồ Duy Hải về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” là có căn cứ pháp luật.

Sau đó, Văn phòng Chủ tịch nước cũng có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án. Do đó, ngày 22.11.2019, Viện KSND tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm của vụ án Hồ Duy Hải.

Nhã Thanh (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
42 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng nay 6.5, xét xử giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải