Sàn giao dịch nợ xấu được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động mua, bán xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu, trong đó VAMC đóng vai trò trung tâm...

Sắp có sàn giao dịch nợ xấu?

19/06/2019, 16:34

Sàn giao dịch nợ xấu được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động mua, bán xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu, trong đó VAMC đóng vai trò trung tâm...

VAMC đặt mục tiêu lũy kế đến 2020 sẽ mua được tối thiểu 330.000 tỉ đồng nợ xấu - Ảnh: Internet

Thiết lập sàn giao dịch nợ xấu

Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mới đây đã công bố kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2019-2023. Theo đó, từ năm 2019, doanh nghiệp đã mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3%.

VAMC lên kế hoạch đạt tổng nợ xấu mua lũy kế đến hết năm 2020 tối thiểu 330.000 tỉ đồng. Trong đó, giá trị nợ xấu mua theo cơ chế thị trường đến hết năm 2020 đạt tối thiểu 20.000 tỉ đồng theo giá mua nợ. Giai đoạn 2021-2023 sẽ tập trung triển khai mua nợ xấu theo giá thị trường.

Về xử lý nợ, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành về cơ bản xử lý số nợ xấu đã mua (không tính các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống). Trong giai đoạn 2021-2023, tập trung xử lý nợ xấu đã mua theo giá thị trường, đồng thời tiếp tục xử lý số nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Trong kế hoạch triển khai 5 năm tới, VAMC cho biết năm 2019 sẽ mua 4.500 tỉ đồng nợ xấu theo giá thị trường, xử lý 50.000 tỉ đồng nợ xấu.

Năm 2020, VAMC đặt mục tiêu thanh toán trái phiếu đặc biệt với giá trị 60.000 tỉ đồng; mua 8.400 tỉ đồng nợ xấu theo giá thị trường. Tổng số tiền thu hồi nợ dự kiến đạt 21.720 tỉ đồng, trong đó thu từ nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 15.000 tỉ đồng, thu từ nợ mua theo giá thị trường 6.720 tỉ đồng.

Năm 2021, VAMC đạt mục tiêu thanh toán trái phiếu đặc biệt với giá trị 20.000 tỉ đồng; mua 9.500 tỉ đồng nợ xấu theo giá thị trường. Tổng số tiền thu hồi nợ dự kiến đạt 12.600 tỉ đồng, trong đó thu từ nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 5.000 tỉ đồng, thu từ nợ mua theo giá thị trường 7.600 tỉ đồng.

Năm 2022, doanh nghiệp này đặt mục tiêu thanh toán trái phiếu đặc biệt với giá trị 15.000 tỉ đồng; mua 10.500 tỉ đồng nợ xấu theo giá thị trường. Tổng số tiền thu hồi nợ dự kiến đạt 11.400 tỉ đồng, trong đó thu từ nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 3.000 tỉ đồng, thu từ nợ mua theo giá thị trường là 8.400 tỉ đồng.

Năm 2023, VAMC cho hay sẽ tiếp tục triển khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu đã mua theo giá thị trường, đồng thời tiếp tục xử lý số nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. Trong đó đặc biệt sẽ ưu tiên mua các khoản nợ xấu có giá trị lớn nhằm giảm thiểu chi phí theo dõi, quản lý, giám sát đối với khách hàng vay, tài sản bảo đảm; ưu tiên chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá thị trường theo quy định.

Đáng chú ý, với mục tiêu lũy kế đến 2020 sẽ mua được tối thiểu 330.000 tỉ đồng nợ xấu, VAMC cho hay sẽ thiết lập, vận hành sàn giao dịch nợ xấu. Trong năm nay, công ty sẽ nghiên cứu, đề xuất đề án xây dựng thị trường mua bán nợ xấu tập trung mà VAMC là trung tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường; nghiên cứu, đề xuất mô hình, khung khổ pháp lý về sàn giao dịch nợ xấu để thiết lập, vận hành sàn giao dịch nợ xấu trong năm 2020-2021.

Xin Chính phủ tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỉ đồng

Để thực hiện những mục tiêu trên, VAMC dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp đạt 5.000 tỉ trong năm 2019 và 10.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2020-2021. Hiện vốn điều lệ của VAMC là 2.000 tỉ đồng.

VAMC muốn huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. VAMC thực hiện trích vào chi phí hàng năm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng thu chi theo quy định.

Ngoài ra, còn một số biện pháp huy động tài chính như thực hiện phát hành trái phiếu VAMC để mua nợ theo giá thị trường; hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp theo quy định pháp luật trong quá trình xử lý nợ xấu.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sắp có sàn giao dịch nợ xấu?