Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam bắt tay vào việc tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. Về mặt quản lý kinh tế tài chính, việc đổi tiền là một điều tất yếu đối với một đất nước vừa được thống nhất trong đó lưu hành 2 thứ tiền: tiền VNCH và tiền miền Bắc. 40 năm thống nhất đất nước, đến nay vẫn còn rất ít người giữ lại những đồng tiền mang tính lịch sử đó...

Sau 30/4/1975 người dân miền Nam dùng loại tiền gì?

Một Thế Giới | 30/04/2015, 11:35

Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam bắt tay vào việc tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. Về mặt quản lý kinh tế tài chính, việc đổi tiền là một điều tất yếu đối với một đất nước vừa được thống nhất trong đó lưu hành 2 thứ tiền: tiền VNCH và tiền miền Bắc. 40 năm thống nhất đất nước, đến nay vẫn còn rất ít người giữ lại những đồng tiền mang tính lịch sử đó...

Nhân kỷ niêm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2015). Nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng của Việt Nam Huỳnh Minh Hiệp - Phó chánh văn phòng Unesco Trung Tâm Nghiên Cứu Bảo Tồn Cổ Vật Việt Nam chia sẻ riêng với báo điện tử Một Thế Giới bộ sưu tập tờ giấy bạc ở miền Nam sau ngày 30/4 lịch sử.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất. Nhằm ổn định tình hình tài chính ở miền Nam. Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam đã tổ chức đổi tiền trên qui mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam". Tiền này được sử dụng tại miền cho đến khi đổi tiền năm 1978 nhằm thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc. 
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-1
Quyết  định phát hành tiền Ngân Hàng Việt Nam của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam vào ngày 21/09/1975
 
Ngày 6/6/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời đã ra Nghị định số 04/PCT-75 về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc. Cơ quan đại diện chính thức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngân hàng này thừa kế vai trò hội viên của Ngân hàng VNCH trong các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB).
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-2
Công bố số :139/VP/1146-D của Thống Đốc  Trần Dương (Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam) về tỷ giá Tiền Miền Bắc và Tiền miền Nam ngày 1/11/1975  
Chiếu theo Nghị định 04, đến ngày 22/9/1975 thì tiền VNCH có mệnh giá trên 50 đồng dừng lưu hành tại miền Nam và được đổi sang tiền mới của Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Tiền mới được in tại Tiệp Khắc từ năm 1966, tiền không mang chữ ký, gồm 8 mệnh giá: 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng và 50 đồng. Tỉ giá hối đoái vào thời điểm ban hành Nghị định 04 là 1 USD tương đương với 1,51 đồng Cộng hòa Miền Nam.
Việc thu đổi tiền VNCH được bắt đầu lúc 6g sáng ngày 22/9/1975 và chấm dứt vào lúc 6g chiều cùng ngày tại Sài Gòn. Riêng tại các tỉnh xa xôi thuộc phía Nam, việc đổi tiền có hạn chót là ngày 30/9/1975. 
Dưới đây là những hình ảnh về  đồng tiền Giải Phóng vào thời điểm lịch sử đó: 
Tiền giấy 10 xu
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Thu hoạch muối
Mặt sau : Cảnh buôn bán trên bến sông
Khuôn khổ : 100mm x 50 mm
Màu sắc : Nâu kem ở cả 2 mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-3
Giấy bạc mệnh giá 10 xu 
Tiền giấy 20 xu
Ngày phát hành : 29/09/1975
Mặt trước :Công nhân lâm trường trong rừng cao su
Mặt sau : Bộ đội đang hành quân
Khuôn khổ : 108mm x 54mmm
Màu sắc : Xanh đậm ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-4
Giấy bạc mệnh giá 20 xu 
Tiền giấy 50 xu
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Dệt chiếu
Mặt sau : Thu hoạch mía
Khuôn khổ : 116mm x 58mm
Màu sắc : Nâu tím trên nền kem ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-5
Giấy bạc mệnh giá 50 xu
Tiền giấy 1 đồng
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Thuyền chờ dừa trên sông miền Nam
Mặt sau : Nông dân đang thu hoạch lúa
Khuôn khổ : 124mm x 63mm
Màu sắc : Đỏ đậm và kem ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-6
Giấy bạc mệnh giá 1 đồng 
Tiền giấy 2 đồng
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Cầu, thuyền trên sông
Mặt sau : Quân và dân vui mừng chiến thắng
Khuôn khổ : 113 mm x 67mm
Màu sắc : Xanh lá cây đậm ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-7
Giấy bạc mệnh giá 2 đồng 
Tiền giấy 5 đồng
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Bốn nữ công nhân trong phân xưởng dệt
Mặt sau : Quân giải phóng và du kích đón mừng chiến thắng
Khuôn khổ : 140 mm x 70 mm
Màu sắc : Tím, màu kem ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-8
Giấy bạc mệnh giá 
Tiền giấy 10 đồng 
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Ba cô gái và hình ảnh tiêu biểu cho ba miền Bắc, Trung , Nam
Mặt sau : Đồng bào Tây Nguyên rước cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
Khuôn khổ : 148mm x 75mm
Màu sắc : Đỏ đậm và đỏ hồng ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-8
Giấy bạc mệnh giá 10 đồng 
Tiền giấy 50 đồng
Ngày phát hành : 22/09/1975
Mặt trước : Cảnh làm việc trong xưởng cơ khí
Mặt sau : Máy gặt lúa
Khuôn khổ : 156mm x 78mm
Màu sắc : Xanh lá cây đậm , vàng ở cả hai mặt.
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-9
Giấy bạc mệnh giá 50 đồng 
sau-30-4-nguoi-dan-mien-nam-dung-loại-tien-gi-hinh-anh-10
Chứng từ đổi tiền năm 1975
Bài & ảnh Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối 17.1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình “Xuân quê hương Ất Tỵ 2025,” chung vui với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau 30/4/1975 người dân miền Nam dùng loại tiền gì?