TikTok tuyên bố sẽ không bao giờ chuyển thông tin người dùng Úc cho Chính phủ Trung Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung. Song theo tờ Guardian, báo cáo minh bạch của chính công ty này cho thấy nhiều dữ liệu người dùng đã được chuyển nói giao cho các chính phủ.

Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối

17/07/2020, 15:10

TikTok tuyên bố sẽ không bao giờ chuyển thông tin người dùng Úc cho Chính phủ Trung Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung. Song theo tờ Guardian, báo cáo minh bạch của chính công ty này cho thấy nhiều dữ liệu người dùng đã được chuyển nói giao cho các chính phủ.

TikTok là ứng dụng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của Công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), phổ biến với giới trẻ và hiện có khoảng 1 tỉ người trên toàn cầu. TikTok đang bị chính quyền nhiều nước soi xét vì nghi chuyển dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc.

Ấn Độ đã cấm TikTok, trong khi Mỹ cũng bóng gió về lệnh cấm tương tự.

TikTok bị tấn công tại Úc tuần này, được mô tả như “quả bóng chính trị” trong các tranh chấp đang diễn ra giữa Úc với Trung Quốc.

Tổng giám đốc TikTok tại Úc, Lee Hunter nói với tờ Guardian rằng công ty đang cố gắng thực hiện một cuộc đối thoại với các nhà lập pháp Úc.

Hôm nay, Thủ tướng Scott Morrison (Úc) nói với đài phát thanh Melbourne 3AW rằng ông rất chú ý đến những rủi ro có thể gây ra bởi TikTok và nó đang được theo dõi chặt chẽ.

“Nếu chúng tôi cho rằng cần phải có hành động tiếp theo so với hiện tại, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi không ngại ngùng làm điều đó”, ông Scott Morrison nói.

Tổng giám đốc TikTok tại Úc bị bóc mẽ nói dối chuyện không gửi dữ liệu người dùng cho chính phủ nước ngoài.

Lee Hunter cho biết dữ liệu người dùng TikTok ở Úc, hiện lưu trong máy chủ tại Singapore và Mỹ, sẽ không được chuyển giao cho Chính phủ Trung Quốc.

“Chưa chính phủ nước ngoài nào yêu cầu dữ liệu của chúng tôi. Ngay cả khi họ yêu cầu, chúng tôi sẽ từ chối đưa cho họ. Nó là một nhiệm vụ toàn cầu rất rõ ràng, chúng tôi không chỉ nói ở Úc mà đang nói trên toàn thế giới. Dữ liệu và thông tin người dùng được lưu trữ một cách bảo mật, không được chia sẻ với bất kỳ công ty hay cơ quan chính phủ nào khác. Ý định của chúng tôi làm không làm vậy”, Lee Hunter chia sẻ.

Thế nhưng theo Guardian, báo cáo minh bạch của riêng công ty cho thấy TikTok tuân thủ hàng trăm yêu cầu mỗi năm từ chính phủ nước ngoài về thông tin người dùng, video, tương tác người dùng và dữ liệu nhật ký.

Ấn Độ có tỷ lệ thành công 90% cho hơn 400 yêu cầu tới TikTok trong 6 tháng cuối năm 2019. Mỹ có tỷ lệ thành công 82% từ hơn 100 yêu cầu, trong khi Úc đưa ra hai yêu cầu nhưng đều bị từ chối. Không có yêu cầu nào được liệt kê từ Trung Quốc.

Dẫu không có điều khoản nào ngăn chính phủ nước ngoài đề nghị gửi dữ liệu người dùng TikTok, nhưng nó phải tuân theo khuôn khổ yêu cầu hỗ trợ pháp lý lẫn nhau của nước cần dữ liệu.

Khi được hỏi về vấn đề này, Lee Hunter lại đề cập đến các yêu cầu xóa nội dung riêng biệt (từ chính phủ các nước - PV) và cho biết TikTok đã làm việc với luật pháp hiện hành của các quốc gia mà ứng dụng này hoạt động.

“Với Úc, tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi không cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu người dùng cho bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Chúng tôi mong muốn làm việc với luật pháp hiện hành của đất nước, để đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ người dùng của mình. Chúng tôi làm điều đó trong từng trường hợp, một lần nữa, mọi thứ đều hỗ trợ tốt nhất cho người dùng nền tảng", Tổng giám đốc TikTok tại Úc nhấn mạnh.

Cũng trong hôm nay, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, gợi ý TikTok nên tách ra khỏi tập đoàn chủ quản ở Trung Quốc (ByteDance) và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập để tránh lệnh cấm ở Mỹ.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 và giá trị ước tính của nó hiện tại vào khoảng 100 tỉ USD.

Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G

Bị Trung Quốc bắt gỡ hơn 2.500 game khỏi App Store, Apple mất 7.880 tỉ đồng

Hacker không chiếm được tài khoản Tổng thống Donald Trump để lừa đảo, vì sao?

Hacker kiếm được bao nhiêu từ vụ chiếm tài khoản Obama, Bill Gates và nhiều tỉ phú?

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Perplexity đề nghị sáp nhập với TikTok ở Mỹ khi ông Trump có thể hoãn lệnh cấm trong 90 ngày
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 18.1 cho biết “rất có thể" sẽ gia hạn thêm 90 ngày cho TikTok để tránh lệnh cấm tiềm năng ở Mỹ, sau khi ông nhậm chức vào ngày 20.1. Trong khi đó, TikTok cùng hơn 170 triệu người dùng Mỹ đang hồi hộp chờ đợi trước nguy cơ ứng dụng chia sẻ video ngắn đình đám ngừng hoạt động hôm 19.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối