Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong tháng 8 này, Bộ TN-MT tiến hành thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

Sau chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ TN-MT thanh tra toàn diện việc nhập phế liệu

16/08/2018, 07:32

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong tháng 8 này, Bộ TN-MT tiến hành thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

Bộ TN-MT sẽ thanh tra việc nhập khẩu phế liệu - Ảnh: VOV

Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho biết sẽ thanh tra 3 nội dung. Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận theo Thông tư số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT và Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thời kỳ thanh tra từ lúc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đến nay.

Thứ hai, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức đã được Bộ Tn-MT chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thời kỳ thanh tra từ ngày 27.10.2015 đến nay.

Thứ ba, thanh tra công tác cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của Tổng cục Môi trường, thời kỳ thanh tra từ ngày 27.10.2015 đến nay và công tác cấp giấy chứng nhận của các Sở TN-MT, thời kỳ thanh tra từ ngày 1.1.2013 đến nay.

Kết quả của đợt thanh tra này sẽ đánh giá toàn diện công tác quản lý nhà nước trong việc cấp Giấy chứng nhận, xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan nếu có sai phạm. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận; thu hồi Giấy chứng nhận nếu phát hiện sai phạm.

Đồng thời, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức sản xuất có sử dụng phế liệu nhập khẩu. Nhìn nhận lại việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức đã được Bộ TN-MT chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Cũng theo Bộ TN-MT, qua kiểm tra, rà soát, mặc dù số lượng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được cấp không nhiều nhưng số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng lại quá lớn.

Từ năm 2016 đến hết tháng 5.2018, Bộ TN-MT mới chỉ cấp 242 giấy xác nhận trên phạm vi cả nước. Trong đó, 139 giấy xác nhận cấp cho cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu trực tiếp; 103 giấy xác nhận cấp cho DN nhận ủy thác. Tuy nhiên, có đến hơn 5.700 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển, tập trung nhiều nhất ở các cảng của TP.HCM. Tại Tân Cảng Sài Gòn, tính đến thời điểm ngày 26.6.2018, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng là 4.480 container, trong đó riêng tại cảng Cát Lái là 3.464 container.

Nhiều chủ hàng hoặc DN chưa có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu vẫn ký hợp đồng mua bán. Vì vậy, nhiều lô hàng về đến Việt Nam nhưng không thể làm thủ tục nhập khẩu dẫn đến tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển. Chưa kể các chủ hàng còn lợi dụng làm giả mạo giấy phép nhập khẩu và nhập khẩu phế liệu không đúng quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép khi bị phát hiện đã “bỏ của chạy lấy người”.

Theo Bộ TN-MT, để xảy ra tình trạng này một phần là do chưa có cơ chế phòng ngừa, kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu từ xa, từ ngoài biên giới (nước ngoài), chỉ khi tàu cập cảng, hàng hóa được vận chuyển sắp xếp lên bờ lúc đó mới làm thủ tục thông quan, mới kiểm tra giấy phép nhập khẩu phế liệu. Vì thế, Việt Nam luôn bị động phải đối phó với những chủ tàu, chủ hàng cố tình vi phạm hoặc gian lận nhập phế liệu không đúng hoặc không có giấy phép vẫn nhập về….

Ngoài ra, không chỉ các doanh nghiệp nhập khẩu sai phạm, các doanh nghiệp sử dụng phế liệu nhập khẩu cũng vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường như: Kho bãi không xây đúng quy định, không có hệ thống thoát nước mưa và không có mái che nên chất thải vẫn bị phát tán ra ngoài môi trường. Công tác kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, một số doanh nghiệp làm chưa tốt để xảy ra sự cố môi trường … Trong quản lý chất thải nguy hại, các doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, lưu giữ, làm hồ sơ rất sơ sài và không đúng theo quy định...

Trước đó, Chính phủ yêu cầu Bộ TN-MT rà soát, ngăn chặn việc nhập lậu phế liệu vào Việt Nam. Cơ quan này cần thanh tra toàn diện việc cấp phép nhập khẩu phế liệu thời gian qua, xử lý nghiêm cán bộ có liên quan và thu hồi giấy phép các doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm. Trong khi đó, Bộ Công an chịu trách nhiệm điều tra, sớm khởi tố một số vụ vi phạm bảo vệ môi trường do nhập khẩu phế liệu trái phép vào Việt Nam.

Thu Hiền

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ TN-MT thanh tra toàn diện việc nhập phế liệu