Nhiều thôn làng, trường học… sau siêu bão số 10 giật cấp 15-16 ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) chỉ còn lại hình ảnh tan hoang. Những mảnh đời bên trong bão vùi đang khó khăn tứ bề.

Sau cơn bão: Đèo Ngang- bóng xế tà vụn vỡ

quốc nam | 16/09/2017, 20:14

Nhiều thôn làng, trường học… sau siêu bão số 10 giật cấp 15-16 ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) chỉ còn lại hình ảnh tan hoang. Những mảnh đời bên trong bão vùi đang khó khăn tứ bề.

Trận bão như bom càn

Bên dưới Đèo Ngang, sâu trong thôn Vĩnh Sơn (xã Quảng Đông) giáp biển, bà Trần Thị Nhị đang soạn lại đống đổ nát của căn nhà ngói cấp 4: “Cả làng này chưa bao giờ thấy trận bão nào nó càn như to thế. Tôi sinh năm 1962, năm nào cũng chống bão, vậy mà năm nay thấy thất kinh, nó quá lớn, quá mạnh, gió giật liên hồi, định bỏ nhà chạy đi trốn nhưng làng vắng hết bóng người ngoài đường, không có ai cả nên đành trốn dưới gầm giường chứ bão đánh bay mái ngói hết sạch”. Sau bão một ngày, bà Nhị dặn đứa con trai lợp lại mái sau, còn mái phía trước do mua ngói cách đó đến chục cây số nên phải chờ. Bà Nhị vừa dọn đống đổ nát, vừa phơi phóng những gì còn có thể phơi được để tận dụng. Bà sợ bão lớn như thế vì bà không có chồng, đi xin convề nuôi, đơn thân gặp bão quá lớn không biết chống đỡ thế nào.

Tại Quảng Bình đi đến nơi nào cũng thấy cảnh bão càn, cửa nhà đổ nát, hoang tàn

Mệ Trần Thị Mẫn thẫn thờ sau bão: “Tui là gia đình liệt sĩ, sống một mình, bão vào không kịp chạy, gió càn, thổi ngói bay nghiêng ngả, chừ mọi thứ ướt sạch, lúa gạo, khoai sắn cũng vậy”. Vĩnh Sơn là một làng chài bãi ngang và làm ruộng đất cằn, người dân rất khó khăn, khi bão càn qua, cả làng nhà ai cũng tốc mái. Những phận đời bên trong rất nghèo, bão đi qua, kéo họ xuống phận đời sau bão càng khó khăn hơn.

Cái chum gạo bão đánh vỡ tan

Bà Đặng Thị Khuê (thôn Trung Minh, xã Quảng Châu) đang nhặt tìm cái vung nồi bị bức tường căn lều 12m2 đánh đổ nát, thấy người lạ vào thì khúm núm không dám nói. Hỏi chuyện bà mới kể: “Bão vào tui chạy trốn qua nhà hàng xóm, khi về nhà sập, cái giường là chỗ nằm duy nhất cũng bị bão dày vò gãy luôn. Căn nhà này xóm làng từ thiện làm chochục năm rồi, ai cũng khó khăn nên góp chút làm nhà cho tui vì tui nghèo tận đáy”. Năm nay bão quá lớn khiến mái nhà bị thổi bay, một vàigóc tường sập hẳn, cái chum gạo của bàKhuê bị đánh vỡ tan tành chỉ cònlại chưa tới mộtnửa, gạo vương vãi dưới nền ướt sạch, lẫn bùn đất chả thể thu gomlại. Mót tìm mãi bà Khuê chỉ kiếm được bức hình ướt sũng chụp cô con gái, dùng tay lau đi mới thấy rõ khuôn hình. Bà nói: “Giờ bữa ăn cũng nhờ hàng xóm, không còn cái gì trong nhà nấu nướng được nữa". Vừa nói bà vừa xếp lại mấy cái bao vừa nhìn lên mái nhà trống hoác, nắng sau bão oi bức mà chả có cách nào che chắn.

Bà Khuê chỉ còn sót lại gia tài là cái chum vỡ nát

Cụ bà Lê Thị Năm ở thôn Nam Lãnh ngồi dưới mấy bức tường của căn nhà mất hết máikể: “Mệ có cái nhà dưới lợp ngói bão cũng thổi bay, cái nhà chính, tường còn kiên cố nhưng mái thì bị mất hết sạch, cơn bão quá khủng khiếp mà đời mệ chưa thấy”. Vừa nói cụ Năm vừa rửa nồi niêu xoong chảo mót lại cái gì dùng được thì giữ lại chứ bây chừ tiền đâu màmua sắm đồ cứng tốt.

Ngôi trường bay mất trắng tỉbạc

Chủ tịch xã Quảng Châu, ông Đàm Xuân Vinh cho biếtdân thiệt hại rất lớn mà trường học thiệt hại cũng lớn, cái học sắp tới của con em rất khó khăn. Quảng Châu có hơn 95% nhà cửa bị tốc mái một phần hoặc hoàn toàn, có hơn 20 căn nhà bị sập đổ. Lo nhất là Trường trung học cơ sở Quảng Châu, cả dãy phòng học bị bão thổi bay hết mái.

Trường THCS Quảng Châu tan hoang

Thầy giáo Trương Quang Hà - Hiệu trưởng chưa hết bàng hoàng: “Dù đã có chuẩn bị phòng chống bão từ mấy ngày trước, nhưng cơn bão số 10 này quá lớn, gió giật kinh hoàng khiến một dãy lớp học bị tốc mái hoàn toàn, hơn 35% thiết bị dạy học bị hư hỏng, phần lớn sách vở trong thư viện nhà trường bị ướt, bàn ghế trong phòng họp hội đồng trường bị hư hỏng. Hiện nhà trường đang cho 510 học sinh thuộc các khối nghỉ học, nhà trường sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất khắc phục hậu quả sau bão để các em được đến trường.”

Vào khuôn viên trường, nhìn dãy nhà nào cũng bị tốc mái, thống kê sơ bộ, thầy Hà thông báo thiệt hại đến mức hơn 1 tỉđồng. Cạnh đó là Trường tiểu học Quảng Châu, cây cối đổ ngổn ngang, mái ngói bị tốc tan hoang, các phụ huynh vừa tranh thủ dọn dẹp nhà cửa vừa ra phụ giúp nhà trường chặt cây đổ để hy vọng thời gian tới con em họ được đến trường học.

Ngôi nhà mệ Năm bị bay sạch mái

Tại tỉnh Quảng Bình trong lúc này, không chỉ những địa phương chúng tôi đến, mà hàng loạt nơi khác đang thực sự khó khăn và có rất nhiều phận đời trong bão trắng tay bởi trận cuồng phong quá lớn, như những người sống đến 80 tuổi ở vùng Đèo Ngang kể là họ chưa bao giờ trải qua.

Bài, ảnh: Quốc Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau cơn bão: Đèo Ngang- bóng xế tà vụn vỡ