Sau khi ngành chức năng cưỡng chế căn nhà của cựu đại tá công an - là nơi duy nhất thờ tự Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) để thi hành bản án có nhiều “khuất tất”, không còn nơi thờ phụng, bàn thờ Mẹ VNAH được đưa đến 1 căn phòng chật hẹp, ẩm thấp trong UBND P.5, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Sau khi cưỡng chế nhà, bàn thờ Bà mẹ VNAH được đưa đến ủy ban phường

Văn Em | 04/04/2018, 06:16

Sau khi ngành chức năng cưỡng chế căn nhà của cựu đại tá công an - là nơi duy nhất thờ tự Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) để thi hành bản án có nhiều “khuất tất”, không còn nơi thờ phụng, bàn thờ Mẹ VNAH được đưa đến 1 căn phòng chật hẹp, ẩm thấp trong UBND P.5, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Nhiều tháng nay, người dân và cán bộ hưu trí ở địa phương bức xúc và lấy làm khó hiểu khi bàn thờ Mẹ VNAH, cùng lư hương thờ liệt sĩ được bố trí đặt tại một góc trong căn phòng chỉ vài m2, quá tồi tàn ở UBND P.5.

Bàn thờ Mẹ VNAH trước đây được cựu đại tá Trần Việt Bình, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Minh Hải (nay là Công an tỉnh Cà Mau) thờ cúng tại căn nhà được nhà nước cấp đất xây dựng hơn 30 năm trước ở khóm 7, P.5, TP.Cà Mau.

“Con cháu chúng tôi rất đau lòng khi bàn thờ ông bà, tổ tiên của mình phải chịu để ở nơi như thế, nhưng không còn cách nào khác đành phải bóp bụng để đó”, con cháu Mẹ VNAH nói trong buồn tủivà họ cho biết, không biết phải tính làm sao khi ngày giỗ mẹ chỉ còn vài tháng nữa là đến.

Nguyên nhân dẫn đến việc bàn thờ Mẹ VNAH được di chuyển đến nơi thiếu trang trọng như hiện nay xuất phát từ việc TAND tỉnh Cà Mau tuyên án phúc thẩm ngày 23.6.2015. Tại bản án số 134/2015/DS-PT tuyên ông Bình thua kiện 1 người dân khác, khi người này kiện ông Bình ra tòa đòi lại đất, trong khi cựu đại tá đã ở ổn định trên phần đất này hơn 30 năm qua.

Theo đó vào năm 1986, ông Bình có gửi đơn đến Sở Xây dựng tỉnh Minh Hải xin được cấp đất ở. Đến năm 1987, ông được Công ty Phát triển nhà Minh Hải cấp 1.000m2 đất tại lô 17B, đường Lộ Mới, khu Trần Ngọc Hy nay là đường Trần Văn Bỉnh, khóm 7, P.5.

Được cấp đất, năm 1988, ông Bình thuê người san lấp mặt bằng đắp nền nhà, và cất nhà ở. Năm 1991, theo yêu cầu quy hoạch xây dựng của tỉnh, diện tích đất ông được cấp trước đó là 1.000m2, giảm xuống còn 300m2, phần còn lại giao cho Công ty Phát triển nhà Minh Hải quản lý.

Các giấy tờ đều thể hiện, ông Bình được Công ty Phát triển nhà giao đất chính thức từ ngày 11.6.1993 (họa đồ phần chia lô đất ra các lô 17 - 17A1 và 17A2, do ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Công ty Phát triển nhà Minh Hải ký).

Đến năm 1995, trong sổ mục kê đo đạc người sử dụng lô đất số 17 đứng tên ông Trần Việt Bình. Từ đó đến nay, ông Bình đã 2 lần cất nhà và ở liên tục từ năm 1998 đến nay gần 30 năm.

Tuy nhiên, đến năm 2013, ông Nguyễn Thanh Tuấn, ở P.9, TP.Cà Mau kiện ông Bình ra tòa đòi lại phần đất 300m2 mà ông Bình đang ở ổn định.

Mặc dù ngày 2.4.2013, phòng Quản lý Đô thị TP.Cà Mau, có thông báo số 62/ BC - QLĐT về vụ tranh chấp đất, kết luận từ trước đến nay ông Tuấn không sử dụng phần đất đang kiện đòi lại, không có đăng ký sổ mục kê, bản đồ địa chính, từ đó ngành chức năng khẳng định yêu cầu đòi đất của ông Tuấn là không có cơ sở để xem xét.

Tuy nhiên, ngày 12.2.2014, TAND TP.Cà Mau vẫn đưa vụ việc ra xét xử sơ thẩm, và được TAND tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm ngày 23.6.2015 đều tuyên ông Bình thua kiện, buộc cựu đại tá trả cho ông Tuấn giá trị đất, với số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Không có tiền, căn nhà của ông Bình đang ở là nơi thờ tự bà Mẹ VNAH sau đó bị ngành chức năng TP.Cà Mau cưỡng chế, giao nhà cho người trúng đấu giá để thi hành bản án.

Nhiều tháng sau khi bị cưỡng chế nhà, gia đình ông Bình đã gõ cửa nhiều cơ quan chức năng để đòi lại nơi thờ tự Mẹ VNAHnhưng chưa có kết quả.

Thạch Mau
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
12 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau khi cưỡng chế nhà, bàn thờ Bà mẹ VNAH được đưa đến ủy ban phường