Sau khi TP.HCM công bố các dự án thế chấp ngân hàng, vào ngày 30.7, thành phố Hà Nội cũng nêu tên các dự án đang được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng với mục đích vay vốn đầu tư, phát triển dự án.

Sau TP.HCM, Hà Nội cũng nêu tên hàng loạt ông lớn BĐS cắm dự án tại ngân hàng

tuyetnhung | 31/07/2016, 17:32

Sau khi TP.HCM công bố các dự án thế chấp ngân hàng, vào ngày 30.7, thành phố Hà Nội cũng nêu tên các dự án đang được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng với mục đích vay vốn đầu tư, phát triển dự án.

Theo thông báo của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, tính đến ngày 29.7, thành phốcó 34 dự án do chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại các ngân hàng.

Đáng chú ý, trong danh sáchcó sự góp mặt của một số “ông lớn” bất động sản (BĐS) tại Hà Nội hiện nay như: Tân Hoàng Minh, Capital Land, Tập đoàn Nam Cường, Gleximco, Văn Phú Invest, Trung Việt…

Cụ thể:Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao,quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (KĐTM Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất…

Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (D20-CTDDCN1, KĐTM hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông và xã La Phù, huyện Hoài Đức) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất…

Thậm chí, trong danh sách có cả tập đoàn bất động ngoại như Gamuda cũng đang thế chấp quyền sử dụng đất dự án tại ngân hàng.

Tuy nhiên, những thắc mắc từ phía dư luận đặt ra hiện nay là trong khi ở Hà Nội cũng có hàng trăm dự án BĐS bị đem đi thế chấp mà cơ quan chức năng chỉ công bố hơn 30 dự án. Vậy, điều này cócông bằng về mặt thông tingiữa các doanh nghiệp trong ngành BĐS?

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, cho biết, việc chủ đầu tư thế chấp dự án để vay vốn là chuyện bình thường, vấn đề này sẽ được kiểm soát chặt chẽ thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó sẽ không có chuyện người dân mua nhà ở các dự án thế chấp bị ảnh hưởng quyền cấp giấy.

Trước đó vào ngày 29.7, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM (Sở Tài nguyên – Môi trường) cũng tổ chức họp báo để thông tin liên quan đến việc công bố danh sách 77 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng. 77 dự án này được đại diện Văn phòng đăng ký đất đai cho là đang tiềm ẩn nguy cơ giống dự án Harmona (dự án bị chủ đầu tư đem đi thế chấp ngân hàng 2 lần).

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau TP.HCM, Hà Nội cũng nêu tên hàng loạt ông lớn BĐS cắm dự án tại ngân hàng