Báo chí cho biết, năm 2017 Việt Nam đang tồn kho hơn 237.000 cử nhân và thạc sĩ chưa có việc làm. Đó là nói cho văn vẻ, còn dân gian gọi thẳng là thất nghiệp. Tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc của gia đình và xã hội.

Sẽ có thêm nhiều ngành học mới

07/08/2018, 06:08

Báo chí cho biết, năm 2017 Việt Nam đang tồn kho hơn 237.000 cử nhân và thạc sĩ chưa có việc làm. Đó là nói cho văn vẻ, còn dân gian gọi thẳng là thất nghiệp. Tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc của gia đình và xã hội.

Mỗi năm hàng vạn cử nhân thất nghiệp - Ảnh minh họa: Internet
Tôi mới được duyệt gia nhập cà phê CK tuần này, sau mấy tuần dự thính và thử thách. Vì là người nhà của cựu chiến binh, ở nhà, tôi được phong là “Chính trị viên”, còn tay kia là “Xã gia trưởng” (ông xã). Cà phê CK tuần này đổi chủ đề, bàn chuyện giáo dục. Không phải vụ gian lận thi cử như lũ từ Hà Giang đang tràn sang Sơn La, Hòa Bình và về các tỉnh. Thằng Tú còn thề là “Sẽ đi đầu xuống đất một tháng nêu tổng kiểm tra kỳ thi phổ thông vừa qua mà địa phương nào hoàn toàn không có chuyện sửa và nâng điểm”. Nó bảo “Chuyện xưa như trái đất ở cái xứ 4.000 năm văn hiến lẫy lừng này, con nít cũng biết, nói chi người lớn”. Chuyện giáo dục kỳ này tích cực hơn, đó là việc học.
Báo chí cho biết năm 2017 Việt Nam đang tồn kho hơn 237.000 cử nhân và thạc sĩ chưa có việc làm. Đó là nói cho văn vẻ, chứ dân gian gọi thẳng là thất nghiệp. Tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc của gia đình và xã hội. Thằng Chính lý sự: “Học là cho mình, để làm giàu kiến thức chứ đâu chỉ để đi làm. Chạy grabbike mà có bằng thạc sĩ thì oai hơn mù chữ chứ”. “Tao thích học cái gì để làm giàu tài sản thôi”. Thằng Ngôn thực dụng. Lại cãi nhau, à quên, tranh luận loạn xạ.
Rằng thất nghiệp vì nhiều lẽ. Tiền lương quá bèo, ít hơn cả học phí hằng tháng. Vô biên chế thì chỗ nào cũng phải chi đậm, đành gia nhập đội quân “bách nghệ” - nghĩa là nghề gì cũng làm hoặc “phố nhàn” - hưởng nhàn ở phố vì không có việc làm. Số khá đông do chọn ngành học không đúng sở trường hoặc do nhu cầu xã hội ít, sính bằng cấp hơn là chuyên môn; thích học đại, à quên, đại học, gấp mấy lần học nghề. Việc tuyển sinh của các trường ngày càng khó khăn vì trường nhiều, thí sinh ít nên các trường tìm đủ trò khuyến mãi. Đi học được thưởng xe buýt, í , nhầm, vé xe buýt; được xem ca nhạc, tập thể dục miễn phí. Ai dụ, xí, nói bậy, vận động được nhiều thí sinh sẽ có hoa hồng đủ kiểu. Trường nào cũng đua nhau mở nhiều ngành học mới, lạ hoắc, nghe là muốn tốt nghiệp.
Oách nhất là Trường đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo thông tin báo chí, ngày 5.8 Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội thông báo việc tổ chức đào tạo thạc sĩ Phòng chống tham nhũng. Đây là ngành học mới toanh không chỉ của Việt Nam mà toàn thế giới, đã được chủ nhân đăng ký bảo hộ độc quyền cho đến khi xã hội hết tham nhũng. Người dân Việt, chịu nhục sống chung với tham nhũng vài năm. Chờ khi lớp thạc sĩ Phòng chống tham nhũng đầu tiên ra đời, sẽ quét sạch bọn chúng như rác rưởi vứt xuống cống vì các bãi rác đã hết chỗ từ lâu. Nghe đầu nhiều đoàn giáo dục các nước, đang giả danh khách du lịch, trà trộn để đến Việt Nam, bí mật nghiên cứu. Đặc biệt là nguồn giảng viên lấy từ đâu ra.
"Tôi không biết tại sao lại có chương trình đào tạo thạc sĩ về phòng chống tham nhũng. Đào tạo để làm gì? Họ sẽ giữ vị trí gì? Vị trí tham mưu, đề xuất hay thế nào? Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội còn bó tay chấm com, không hiểu được, làm sao dân hiểu? Phải ghi danh ngay mới được, dù chưa biết học phí thế nào vì ngành này sẽ hot cực. Bọn tham nhũng sẽ lại quả để phòng chống vừa vừa. Vì biết tỏng cách phòng chống nên lỡ có tham nhũng thật thì cũng biết cách phòng ngừa và đối phó.
Có đứa sợ ngành mở nửa chừng đóng cửa, tiền mất tật mang nên phải cử người đi trinh sát và học thử xem sao. Những đứa khác nhao nhao đề nghị xung phong vào các trường đại học khác để mở những ngành mới, cạnh tranh với đại học luật. Không thèm đào tạo thạc sĩ mà phải tiến sĩ, siêu tiến sĩ và cả giáo sư, đại giáo sư trở lên. Vô số ngành được đề xuất. Ngành nào nghe cũng muốn học. Các ngành học mới, độc lạ là “Uống không say, Không bao giờ tiêu chảy và táo bón, Giữ bí mật không bao giờ lộ, Phòng chống ngộ độc thực phẩm, Chống tai nạn giao thông, Giao thông 3 B – Ben – Bồn – Buýt, Cưa là đổ, Ăn vụng biết chùi mép, Yêu không mệt, Bí quyết chống vợ cằn nhằn…” Nghĩa là vô thiên lủng.
Cà phê CK sẽ lập Startup khởi nghiệp, mở Ngân hàng Ngành học mới, bản bán quyền cho thế giới, lấy tiền uống cà phê mỗi ngày chứ không chỉ cuối tuần như hiện nay. Hoan hô Đại học Luật quốc gia, chứ không phải luật tỉnh hay quê, đã đột phá mở ngành học mới, lấy đà cho đại học cả nước ra quân với chiến dịch “Lập ngành học mới”, mở kỷ nguyên NHỮNG NGÀNH HỌC MỚI TỪ VIỆT NAM – “xứ sở lạ lùng” (Tố Hữu) cho khắp bốn biển năm châu học tập.
Phạm Trần Mỹ Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ có thêm nhiều ngành học mới