Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ sẽ xem xét dỡ bỏ chính sách giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ đầu tháng 7.2015.

Sẽ dỡ bỏ chính sách áp trần giá sữa dành cho trẻ từ tháng 7?

Duyên Duyên | 25/05/2016, 07:18

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ sẽ xem xét dỡ bỏ chính sách giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ đầu tháng 7.2015.

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra tại buổi tiếp và làm việc với đại sứ Michael Froman - đại diện Thương mại Hoa Kỳ.

Theo đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ xem xét dỡ bỏ chính sách giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ đầu tháng 7.2015.

Ông Dũng cũng cho rằng, việc bỏ giá trần đối với mặt hàng sữa trẻ em dưới 6 tuổi cần đảm bảo cạnh tranh, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo sự minh bạch và doanh nghiệp cần chứng minh điều đó.

Việc áp trần giá sữa được bắt đầu từ ngày 1.6.2014, dựa theo Quyết định số 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải tiến hành kê khai giá bán buôn tối đa với Bộ Tài chính. Giá bán lẻ cũng được quy định không được cao hơn quá 15% so với mức giá bán buôn đã đăng ký.

Tại thời điểm đó, đây được coi là chính sách "cứng rắn" của cơ quan quản lý, sau khi nhiều biện pháp quản lý giá khác như đăng ký giá, kê khai giá không phát huy tác dụng, người tiêu dùng vẫn bức xúc vì giá sữa tăng liên tục.

Quyết định 1079 có hiệu lực trong vòng 1 năm (đến ngày 1.6.2015) nhưng sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP (ngày 30.4) nêu rõ, Chính phủ thống nhất chủ trương tiếp tục thực hiện quản lý giá tối đa (giá trần) đối với sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời hạn từ ngày 1.6.2015 đến hết 31.12.2016.

Như vậy, chính sách áp trần giá sữa vẫn còn hiệu lực đến hết năm 2016, tuy nhiên Bộ Tài chính sẽ xem xét dỡ bỏ chính sách này trong thời gian tới.

Duyên Duyên

Ảnh minh họa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ dỡ bỏ chính sách áp trần giá sữa dành cho trẻ từ tháng 7?