Sở GD-ĐT TP.HCM khi yêu cầu các trường học thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh sinh viên tinh thần dũng cảm của 5 "hiệp sĩ" trong việc truy bắt tội phạm đã gây tranh cãi trong dư luận và phụ huynh.

Sở GD - ĐT TP.HCM gây tranh cãi khi yêu cầu giáo dục lòng dũng cảm của các ‘hiệp sĩ’ cho học sinh

Tiểu Vũ | 18/05/2018, 20:05

Sở GD-ĐT TP.HCM khi yêu cầu các trường học thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh sinh viên tinh thần dũng cảm của 5 "hiệp sĩ" trong việc truy bắt tội phạm đã gây tranh cãi trong dư luận và phụ huynh.

Vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản gửi đến Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường CĐ-TCCN, THPT, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và các đơn vị trực thuộc yêu cầu các trường học thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh sinh viên tinh thần dũng cảm của trong vụ bắt cướp vừa qua.

Nội dung văn bản cho biết, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong những ngày qua dư luận rất bàng hoàng trước vụ án 5 hiệp sĩ bị tấn công ngày 13.5 trên địa bàn Quận 3, TP.HCM. Theo đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động của nhà trường tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh sinh viên tinh thần dũng cảm của 5 hiệp sĩ trong việc truy bắt tội phạm.

Sau khi bị tên Tài "mụn" đâm, đến nay"hiệp sĩ" Trần Văn Hoàng - Đội trưởng đội hiệp sĩ Tân Bình vẫn còn nằm điều trị tại bệnh viện - Ảnh: VNN

Sở GD-ĐT cũng đề nghị các đơn vị trực thuộc mở cuộc vận động các tổ chức Đoàn thể nhà trường tự nguyện quyên góp giúp đỡ nhằm động viên, chia sẻ kịp thời đối với các hiệp sĩ và gia đình trước những khó khăn trước mắt.

Thế nhưng yêu cầu này của Sở GD-ĐT lập tức gây nên nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội và ngay trong giới phụ học sinh.

Nguyên nhân tranh cãi này cũng là điều dễ hiểu. Bởi sau cái chết của 2 “hiệp sĩ” Sài Gòn trong vụ bắt cướp ở TP.HCM đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Nhiều người cho rằng việc các nhóm “hiệp sĩ Sài Gòn” đi bắt cướp là không cần thiết. Bởi công việc của họ hoàn toàn tự phát tự nguyện và chưa được pháp luật thừa nhận một cách chính thức, chưa được trang bị các công cụ hỗ trợ như lực lượng chính quy. Đó là chưa kể hành động của các “hiệp sĩ” có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khi bị bọn cướp chống trả. Cụ thể là đã có 2 “hiệp sĩ” bỏ mạng và 3 người khác bị trọng thương trong vụ cướp xe máy vừa qua ở TP.HCM.

Đại diện bệnh viện trao số tiền 103 triệu đồng mà người dân TP ủng hộ cho gia đình "hiệpsĩ " Hoàng - Ảnh: VNN

Luồng ý kiến khác khẳng định, việc bắt cướp bảo vệ tài sản của của người dân là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thuộc nghành công an. Bởi đây là lực lượng chính quy thuộc biên chế của nhà nước. Công an cũng được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết để khống chế các đối tượng nguy hiểm, nguy cơxảy ra thương vong như các hiệp sĩ là rất thấp.

Theo các phụ huynh thì có nhiều cách để tuyên truyền lòng dũng cảm cho các học sinh chứ không nhất thiết phải lấy hình ảnh "khá liều lĩnh" của các "hiệp sĩ" ra làm tấm gương. Họ lý giảiquần chúng nhân dân, trong đó có các “hiệp sĩ” chỉ có thể hỗ trợ, tố giác khi phát hiện ra các vụ việc.

Đó là chưa kể việc các “hiệp sĩ” hoạt động tự phát có thể gặp rắc rối về mặt pháp lý khi lỡ tay gây thương tích hoặc làm chết người, cho dù người đó là cướp. Hành động xả thân của các "hiệp sĩ" là đáng ghi nhận và trân trọng về tinh thần nghĩa hiệp xả thân vì người khác. Nhưng nếu như đem việc ấy ra để giáo dục về lòng dùng cảm cho các học sinh là việccần được cânnhắc một cách nghiêm túccẩn thận, chứ không phải theo hướng "phong trào".

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở GD - ĐT TP.HCM gây tranh cãi khi yêu cầu giáo dục lòng dũng cảm của các ‘hiệp sĩ’ cho học sinh