Ngày 16.7 tới, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động để kết nối, liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động từ 16.7 tới

tuyetnhung | 15/05/2018, 17:38

Ngày 16.7 tới, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động để kết nối, liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép hoạt động theo tinh thần luật thương mại. Khác với các sàn hàng hóa trước kia được lập ra bởi các công ty chỉ đóng vai trò là nhà môi giới cho các sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, còn Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đóng vai trò là nhà tổ chức. Những nhà đầu tưquan tâm đến thị trường hàng hóa đều có thể tham gia giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hoá.

Ngoài ra, đây cũng là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép từ năm 2010 sau gần 8 năm chạy thử, kiểm tra độ ổn định, tính an toàn. Các danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết trên sàn của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ gồm 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu và những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất, kinh doanh như gạo, đường, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhôm, đồng, sắt, thép...

Chức năng chính của Sở giao dịch hàng hoá là kết nối các đầu mối trong chuỗi giá trị sản phẩm. Chẳng hạn như, từ người nông dân trồng cà phê, đến nhà chế biến rang xay, các đơn vị xuất khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng. Kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau. Ngoài ra, Sở cũng đóng vai trò bảo hiểm giá. Với những người có nhu cầu hàng hóa, có thể sử dụng công cụ giao dịch để đảm bảo giá nguyên liệu ổn định... Sởcũng mở ra cơ hội đầu tư mới. Khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn thì nhà đầu tư có thể lựa chọn kênh đầu tư hàng hóa.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Các sàn giao dịch trong nước sẽ được kết nối với nhau và hướng tới kết nối với các sàn giao dịch nước ngoài. Điều này sẽ thuận lợi về thông tin lượng hàng xuất đi, giá cả và việc đánh giá thị trường cũng sẽ thuận lợi hơn".

Bà Nguyễn Phương Dung, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp người nông dân có được công cụ bảo hiểm giá nhằm giảm thiểu được các rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh như sự rớt giá của cà phê, cao su... Tuy nhiên, theo bà Dung, hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa ban đầu sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vì tập quán kinh doanh của người Việt Namđa phần là sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hóa không theo tiêu chuẩn và thích mua bán trực tiếp thông qua thương lái chứ không thích lên sàn.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động từ 16.7 tới