Sở Y tế Hà Nội vừa có chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đưa giải pháp giảm tử vong do COVID-19

Dạ Thảo - Ảnh: Sở Y tế Hà Nội | 27/12/2021, 11:24

Sở Y tế Hà Nội vừa có chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 26.12, tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 20.154 người, trong đó có hơn 10.000 người đang điều trị tại nhà, hơn 5.000 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện; số còn lại điều trị tại các bệnh viện trung ương và Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị của thành phố. Tính từ ngày 27.4 đến nay, Hà Nội cũng đã ghi nhận 109 người tử vong do COVID-19.

Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị, đối với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm COVID-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời. Người bệnh đến khám, chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (100% đối với người bệnh phải nhập viện, ghi nhận tại phiếu khám vào viện). Các cơ sở khám, chữa bệnh sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao: Người trên 50 tuổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng COVID-19.

bv-bn-nang-3169.jpg
Các bệnh nhân F0 điều trị tại các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu, mỗi cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch, yêu cầu tất cả bệnh viện không được từ chối, bảo đảm người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất, sau khi ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp. Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống ôxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp ôxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.

Theo PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Trung tâm y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho biết các bệnh nhân nhiễm COVID-19 bên cạnh việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết như nhiệt kế, máy đo huyết áp, dung dịch sát khuẩn, các F0 và F1 nên lấy cả thông tin liên lạc của nhân viên y tế được phân công theo dõi sức khỏe cho mình. Bên cạnh đó, F0 và F1 cần đảm bảo sống trong phòng thông thoáng, cách ly với các thành viên khác trong gia đình, khử khuẩn và đeo khẩu trang thường xuyên, ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và tập luyện thường xuyên. Điều quan trọng nhất cần làm đó là giữ tâm lý thoải mái, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày và báo ngay cho nhân viên y tế khi có những dấu hiệu bất thường.

Theo bác sĩ Lê Xuân Thắng (từng công tác tại Bệnh viện 103), trong quá trình tham gia nhóm Bác sĩ quân y tư vấn cho nhiều F0 điều trị tại nhà, anh gặp không ít trường hợp F1, F0 tự mua thuốc uống theo các đơn sao chép trên mạng. Các đơn thuốc gồm Methylprednisolon (thuốc chống viêm corticosteroid), Paracetamol, Vitamin C và nhỏ mũi, súc họng, thậm chí các F1 đã tự động dùng thuốc hạ sốt khi mình không sốt hoặc sốt nhẹ chưa đến 38,5 độ. "Việc dùng corticoid hay hạ sốt, giảm đau không đúng chỉ định dễ gây viêm dạ dày cấp, loét, thậm chí chảy máu hoặc thủng dạ dày. Các bác sĩ khuyến cáo, F1 nếu không có triệu chứng nên cách ly, thực hiện tốt khuyến cáo 5K, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, tập thể dục và có thể bổ sung thêm Vitamin C, 3B để nâng sức đề kháng và “F1 tuyệt đối không dùng thuốc một cách tự do”. Trước khi dùng thuốc, phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng theo đơn được chia sẻ trên mạng và tránh dùng thuốc khi không có triệu chứng để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn”, bác sĩ Thắng cảnh báo.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân không nên tích trữ thuốc. Hiện tại, có tình trạng y tế cơ sở quá tải, sự quan tâm với người bệnh chưa được sát sao, một số F0 phản ánh chưa được phát thuốc, hướng dẫn điều trị gây ra tâm lý hoang mang. “Khi tư vấn cho các F0 điều trị tại nhà có triệu chứng, chúng tôi đều kê đơn phần lớn là các thuốc dễ tìm, thông dụng, có sẵn tại các nhà thuốc. Vì vậy, người dân không nên tích trữ thuốc, dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và các thuốc phải được Bộ Y tế cấp phép”, bác sĩ Thắng chia sẻ.

Bài liên quan
Vụ thai nhi tử vong tại Bệnh viện Thu Cúc: Đề nghị Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ chuyên môn
Về vụ thai nhi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc (TP.Hà Nội) ngày 13.4, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) đã chỉ đạo Sở Y tế TP.Hà Nội hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện trong quá trình giải quyết sự cố y khoa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đưa giải pháp giảm tử vong do COVID-19