Số bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ lên tới 9 người khi chạy thận nhân tạo đã khiến không ít người rùng mình cho căn bệnh nguy hiểm này. Vậy sốc phản vệ là gì? Có phải ai chạy thận cũng dễ dàng bị sốc phản vệ hay không?
Hàng ngày, tại các bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện chuyên về thận đều chuẩn bị trước hoặc quá quen với những hình ảnh những người bị suy thận từ độ 3,4 phải chạy thận nhân tạo. Và khi chạy thận nhân tạo, nguy cơ bị sốc phản vệ là khá cao, nhất làkhi bắt đầutruyền dịch, nếu không cấp cứu kịp, bệnh nhân có thể tử vong ngay sau đó.
Bác sĩ Nguyễn Cao Luận - nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết đặc thù của chuyên ngành chạy thận nhân tạo là cùng lúc hàng loạt người được chạy thận. Vì thế, nếu xảy ra tình huống 1-2 người bị sốc phản vệ thì có do yếu tố cơ thể-từng cá thể với thuốc, hóa chất. Còn nếu cùng lúc hàng loạt người bị thì cần chú ý đến hệ thống xử lý nước, việc rửa quả lọc... đã đúng quy trình chưa, có còn chất tồn dư, hay vấn đề ở dịch truyền-dịch thẩm tách...
Nếu bị đồng loạt cả một lúc nhiều bệnh nhân đang chạy thận thì có khả năng hóa chất xúc rửa đường ống. Trong chạy thận phải có hệ thống nước siêu tinh khiết để lọc máu. Hệ thống này không sát trùng thường xuyên sẽ bị nhiễm trùng nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì cũng là các ca riêng lẻ. Trong trường hợp 18 người bị, nhiều khả năng người ta sử dụng thuốc sát trùng nhưng tồn dư gây sốc hàng loạt và hàm lượng hóa chất tồn dư với nồng độ tương đối cao.
Đồng quan điểm với bác sĩ Cao Luận, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết tai biến do sốc phản vệ ở người chạy thận nhân tạo cũng khá cao. Trong đó việc người bệnh bị tụt huyết áp là hay gặp nhất. Nếu bệnh nhân gặp các biểu hiện như rét run, khó thở, đau bụng, rút cơ, nôn mửa thì các bác sĩ luôn rút dây và điều chỉnh lại lượng nước và điện giải thì bệnh nhân sẽ không bị tử vong.
Những biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí, phản ứng dị ứng, hội chứng mất cân bằng… thường ít gặp. Chế độ ăn trước chạy thận cần lưu ý tránh ăn những loại đồ ăn/đồ uống khiến cơ thể tích nước. Hạn chế ăn các loại đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều kali, phosphor, muối (ví dụ như nước ép rau củ hoặc đồ uống thể thao) - bác sĩ Sơn trao đổi.
Bác sĩ Trần Thanh Nho – nguyên bác sĩ công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho biết, sốc phản vệ đặc biệt là sốc phản vệ khi chạy thận bệnh nhân sẽ khó thở, nếu diễn biến xấu thì tim sẽ ngừng đập, nguyên nhân có thể do dị ứng với chất được gọi là ethylene oxide (dùng để tiệt trùng màng lọc khi chạy thận); dịch lọc nhiễm bẩn; sử dụng lại màng lọc; việc sử dụng heparin (heparin được sử dụng trong quá trình chạy thận để ngăn ngừa tình trạng đông máu); tăng eosinophile máu. Nếu bệnh nhân xảy ra những hiện tượng trên thì cần ngừng ngay việc chạy thận vì sốc phản vệ xảy ra rất nhanh chỉ 1-2 phút là đã chuyển sang trạng thái nguy kịch. Lúc này rất khó cứu chữa, vì thế bệnh nhân khi chạy thận nhân tạo luôn có bác sĩ túc trực ở bên để hỏi về sức khỏe cũng như việc người bệnh có bị đau hay chóng mặt hay không.
"Việc tìm ra nguyên nhân của sốc phản vệ trong quá trình chạy chữa cho bệnh nhân không có giá trị. Người ta chỉ có thể xác định chắc chắn được một số loại thuốc, hoá chất gây ra sốc phản vệ sau khi bệnh nhân ổn định tại những cơ sở y tế có trang bị Labo mạnh về miễn dịch học vì có rất nhiều trường hợp dương tính hay âm tính giả.
Hơn thế, việc xác định chính xác nguyên nhân thuốc hay hoá chất nào gây ra sốc phản vệ không cần thiết tại thời điểm xảy ra sốc phản vệ vì tất cả các trường hợp bị bệnh lý này đều có biểu hiện giống nhau như đã nói ở trên. Việc quan trọng là phải phát hiện, xử lý đúng và nhanh chóng. Trong những tình huống nguy kịch như vậy thì thời gian vàng được tính bằng giây chứ không phải bằng phút" - bác sĩ Nho cảnh báo.
Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình lọc máu bệnh nhân chạy thận cần biết:
Tụt huyết áp
Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của chạy thận nhân tạo, đặc biệt nếu có bệnh tiểu đường. Huyết áp thấp có thể được đi kèm với khó thở, đau bụng, chuột rút cơ bắp, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Chuột rút
Mặc dù bác sĩ không biết chắc chắn những gì gây ra chuột rút cơ bắp nhưng nó khá phổ biến trong quá trình chạy thận nhân tạo.
Ngứa
Nhiều người trải qua thẩm tách máu phần da bị ngứa, cơn ngứa có thể tăng hơn trong hoặc ngay sau khi làm thủ thuật.
Thiếu máu - không có đủ tế bào máu đỏ trong máu
Đây là một biến chứng thường gặp của suy thận và lọc máu. Thận không làm giảm sản xuất nội tiết tố erythropoietin, kích thích sự hình thành của các tế bào máu đỏ. Chế độ ăn uống hạn chế, kém hấp thu sắt, hoặc loại bỏ sắt và các vitamin bằng cách chạy thận nhân tạo cũng có thể đóng góp vào tình trạng thiếu máu. Mất máu từ chạy thận nhân tạo hoặc lấy mẫu máu định kỳ có thể có tác dụng tương tự.
Bệnh xương
Nếu thận bị hư hỏng không còn có thể thường sử dụng vitamin D để hấp thụ canxi, xương có thể suy yếu.
Huyết áp cao
Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nếu tiêu thụ quá nhiều muối hoặc uống quá nhiều chất lỏng trong khi đang được điều trị suy thận, cao huyết áp có thể trở nên tồi tệ hơn - có thể mất một số chức năng thận còn lại. Nếu không điều trị, cao huyết áp có thể dẫn đến một cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Tình trạng quá tải chất lỏng
Nếu uống nước nhiều hơn, có thể giữ lại đủ chất lỏng để gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như suy tim hoặc tích tụ dịch và sưng phổi (phù phổi).
Viêm màng bao quanh tim (viêm màng ngoài tim)
Không đủ thẩm tách máu có thể dẫn đến viêm màng bao quanh tim, có thể cản trở khả năng của tim để bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra ở nơi mà máu rời khỏi cơ thể được lọc và sau đó lại đi vào.
Ngoài ra, có một số biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng như hội chứng mất cân bằng thẩm thấu, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí.
Dạ Thảo