Chiều 28.4 tại TP.Sóc Trăng đã diễn ra Hội thảo khoa học “Kết nối cung – cầu khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng” năm 2023.

Sóc Trăng: Cần ứng dụng khoa học công nghệ giảm thách thức cung - cầu

Lương Xuân Cao | 29/04/2023, 10:40

Chiều 28.4 tại TP.Sóc Trăng đã diễn ra Hội thảo khoa học “Kết nối cung – cầu khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng” năm 2023.

Nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm đề xuất đến các viện, trường, nhà khoa học… đó là sự cần thiết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giảm thách thức cung - cầu và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

z4303114981763_b7571840e46ee69f4d1b9d267a075f42.jpg
Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Sở KHCN Sóc Trăng - Ảnh: Lương Xuân Cao

Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Sở KHCN Sóc Trăng cho rằng, hội thảo khoa học “Kết nối cung – cầu khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng” năm 2023 là diễn đàn để các đại biểu trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trên đại bàn tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là dịp giới thiệu các mô hình, công nghệ, quy trình, kết quả nghiên cứu khoa học sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng, những giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh: "Đây là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa, giúp cho tỉnh xác định nhu cầu thị trường khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay, nhất là nhu cầu về nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo giữa các viện, trường, các nhà khoa học và doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng như các địa phương trong tỉnh".

otm.jpg
Nuôi tôm công nghệ cao đang là vấn đề nghiên cứu, chuyển giao của ngành KHCN - Ảnh: Cao Xuân Lương.

Giai đoạn 2018-2023, hoạt động triển khai các nhiệm vụ khoa học và công tỉnh Sóc Trăng đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Giai đoạn này có 66 nhiệm vụ được triển khai. Cụ thể có 06 nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; 60 nhiệm vụ cấp tỉnh. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu là lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm 42,4%, lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm 30,3%; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chiếm 22,7%, còn lại là khoa học y dược chiếm 4,6%. Các đề tài, dự án đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế địa phương.

z4159057773608_4d5cf59e85bd159fdc832cd51684beed-1-.jpg
Nông nghiệp Sóc Trăng rất cần áp dụng KHCN - Ảnh: Cao Xuân Lương

Điển hình như công trình: “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thơm Sóc Trăng ST24 và ST25 giai đoạn 2008-2016” đã được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 6. Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm hành tím và cho sản phẩm trứng bào xác Artemia Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 2018 - 2022, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho 89 doanh nghiệp/đơn vị xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp chuẩn, hợp quy; tự công bố sản phẩm hàng hóa theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Toàn tỉnh có 612 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có 321 giấy chứng nhận được cấp…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đặt ra nhiều vấn đề đến các viện, trường, các nhà khoa học, cần quan tâm nghiên cứu và hỗ trợ nông dân, đó là việc làm thế nào để giảm phát thải nhà kính đối với sản xuất nông nghiệp. Việc cơ cấu và thay đổi giống lúa như thế nào để thực hiện chuyển từ 3 vụ xuống 2 vụ.

Bên cạnh đó là cần thiết ứng dụng khoa học công nghệ để giải bài toán tránh tình trạng cung vượt cầu đối với các nông sản khi vào vụ thu hoạch rộ, ứng dụng điện thoại thông minh trong sản xuất lúa, vận hành các trạm bơm thông minh. Ngoài ra, những vấn để sản xuất lúa hữu cơ hiệu quả, đúng quy trình…. cũng được nhiều đại biểu quan tâm.

Ông Trần Tấn Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, nông nghiệp, nhất là cây ăn trái đang đứng trước nhiều thách thức về cung cầu, theo đó, rất cần khoa học công nghệ tác động vào.

z4303114978997_8835d44b33b317ec7e51568128b10d44.jpg
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: Cao Xuân Lương

Tại Hội thảo, các đại biểu còn được nghe chia sẻ về liên kết đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Những nhu cầu của ngành NN-PTNT về nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất và định hướng khai thác, phát triển sản phẩm từ kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thời gian tới… Hội thảo cũng đã diễn ra ký kết hợp tác giữa các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sóc Trăng: Cần ứng dụng khoa học công nghệ giảm thách thức cung - cầu