Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã kết thúc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Sự khác biệt làm nên dấu ấn của lễ khai mạc và lễ bế mạc SEA Games 31 tại Việt Nam

Bài, ảnh: Thành Chung | 24/05/2022, 15:02

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã kết thúc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Khác biệt về quy mô, nội dung, thông điệp truyền tải so với những kỳ đại hội trước nhưng lễ khai mạc và lễ bế mạc SEA Games 31 hướng đến những giá trị chung "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn" đã làm nên dấu ấn riêng biệt và thành công của kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á của nước chủ nhà Việt Nam.

Tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào 12 ngày trước, lễ khai mạc SEA Games 31 đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong khu vực Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Một bữa tiệc hoành tráng của nghệ thuật, công nghệ, tinh thần thể thao, tinh thần đoàn kết khu vực đã "chiêu đãi" công chúng món ăn tinh thần vô cùng chất lượng. Trải qua những ngày hành trình SEA Games 31 đi qua, lễ bế mạc với chủ đề “Hội tụ để tỏa sáng” đã được diễn ra tại Cung điền kinh Hà Nội là sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và âm nhạc sôi động.

1(1).jpg
Sân khấu lễ bế mạc SEA Games 31

Một sân khấu hoành tráng, những tiết mục được trình diễn của rất nhiều nghệ sĩ, diễn viên. Đây là lần hiếm hoi những công nghệ trình diễn hiện đại tưởng chừng chỉ có tại các sự kiện mang tầm quốc tế như công nghệ thực tế ảo tăng cường, 3D mapping, thực tế ảo mở rộng, thực tế ảo hỗn hợp đã có đất trình diễn, khiến công chúng trầm trồ khen ngợi. Tại đây, bản sắc văn hóa Việt Nam trong quần thể văn hóa Đông Nam Á và tinh thần thể thao cao thượng đã được thể hiện sắc nét, hùng hồn, lan tỏa niềm tự hào to lớn, tiếp lửa cho đoàn thể thao của 11 quốc gia thi đấu hết mình tại SEA Games 31 bùng nổ, tỏa sáng, choáng ngợp và bất ngờ.

2(1).jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc diễn văn bế mạc SEA Games 31

Khác với lễ khai mạc, lễ bế mạc thường được tổ chức ấm cúng, mang tính chất cô đọng và thiên về truyền tải cảm xúc. Không còn là sân khấu hoành tráng hàng ngàn mét vuông giữa sân vận động quốc gia Mỹ Đình, sân khấu lễ bế mạc với diện tích 800m2 tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình là nơi quy tụ của hơn 10 ngàn vận động viên, trọng tài cùng đoàn thể thao các nước sau những ngày thi đấu hết sức mình. Đây là thời gian để họ ngồi lại bên nhau, nhìn lại hành trình đã qua, chia sẻ niềm vui, cảm xúc và động viên nhau nỗ lực hơn nữa. Sự đoàn kết ấy làm nên vẻ văn minh của SEA Games, thể hiện tinh thần của 11 quốc gia Đông Nam Á anh em. Đó là “đoàn kết - hòa bình - hợp tác - hữu nghị và phát triển” như lời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

3(1).jpg
Trao cờ đăng cai tổ chức SEA Games 32 cho Campuchia

Lễ bế mạc là nơi tổng kết lại chặng đường SEA Games 31, tôn vinh những vận động viên xuất sắc, viết tiếp câu chuyện văn hóa Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung, trao gửi những tình cảm của đất nước Việt Nam đến các quốc gia anh em, trao lại nhiệm vụ đăng cai tổ chức SEA Games 32 cho người anh em Campuchia. Cảm xúc và sự trân quý là điều đáng giá nhất của lễ bế mạc SEA Games 31.

4.jpg
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến được tái hiện trên sân khấu lễ bế mạc

Câu chuyện văn hóa là yếu tố xuyên suốt từ lễ khai mạc đến lễ bế mạc SEA Games 31. Nếu như lễ khai mạc gây ấn tượng với hình ảnh hoa sen, tranh Đông Hồ, nón lá thì lễ bế mạc tái hiện từ một thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và thân thiện mến khách cho đến dân ca quan họ Bắc Ninh cùng những ca khúc lan tỏa niềm tự hào dân tộc ngân vang. Quốc gia anh em Campuchia - nhà đăng cai SEA Games 32 cũng mang đến những tiết mục nghệ thuật ấn tượng, viết tiếp câu chuyện ý nghĩa mà Việt Nam đã làm được. Đó cũng là lời chúc, lời gửi gắm của chủ nhà SEA Games 31 Việt Nam đến nước láng giềng, chúc cho hành trình Đại hội thể thao Đông Nam Á ngày càng lớn mạnh, nâng tầm thể thao khu vực.

5.jpg
Đạo diễn sân khấu lễ bế mạc SEA Games 31 Hoàng Công Cường (giữa) cùng MC Đức Bảo và MC Á hậu Thụy Vân

Chia sẻ về sự khác biệt giữa lễ khai mạc và lễ bế mạc, đạo diễn sân khấu Hoàng Công Cường cho biết: “Chúng tôi đã tính toán tất cả từ trước khi tổ chức lễ khai mạc. Lễ khai mạc hoành tráng, công phu, nhiều đại cảnh và là chương trình nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện tinh thần sôi động, nhiệt huyết để tiếp động lực cho các vận động viên, như lời chào thân thiện của Việt Nam đồng thời hứa hẹn đây sẽ là một kỳ SEA Games thành công rực rỡ.

6.jpg
Đạo diễn Hoàng Công Cường và “Ngôi nhà chung HCC” vui mừng khi lễ bế mạc diễn ra thành công

Lễ bế mạc là nơi cảm xúc lắng đọng và sâu sắc hơn, như một lời cảm ơn vì một kỳ SEA Games trọn vẹn và ý nghĩa, là lời chào của Việt Nam gửi đến đoàn thể thao các quốc gia Đông Nam Á. Khai mạc hoành tráng, bế mạc ấm cúng, khai mạc sôi động, bế mạc sâu sắc. Khai mạc mở đầu cuộc gặp gỡ với bao điều mới lạ, bế mạc là những giây phút chia tay xúc động. Giữa những ngày Hà Nội mưa tầm tã, một lễ bế mạc vẫn thăng hoa nhiều cảm xúc tại không gian trong nhà là cái kết đẹp cho một kỳ SEA Games thành công”.

Đạo diễn Hoàng Công Cường cùng ê kíp HCC Việt Nam và các cộng sự đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc gia giao phó. Giờ đây, các đơn vị tổ chức sự kiện của Việt Nam đủ sức thực hiện những chương trình lớn, mang tầm cỡ khu vực với niềm tự hào và hãnh diện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự khác biệt làm nên dấu ấn của lễ khai mạc và lễ bế mạc SEA Games 31 tại Việt Nam