'Faces of Death' được cho là nguồn cảm hứng cho nhiều kẻ giết người trên thế giới, bao gồm một thiếu niên 14 tuổi. Tuy nhiên, đạo diễn Conan LeCilaire mới đây cho biết ông chưa từng hối hận vì đã làm bộ phim này.

Sự thật đằng sau bộ phim kinh dị gây sốc nhất lịch sử điện ảnh, bị cấm chiếu trên 46 quốc gia

Chí Thiện | 04/10/2018, 07:36

'Faces of Death' được cho là nguồn cảm hứng cho nhiều kẻ giết người trên thế giới, bao gồm một thiếu niên 14 tuổi. Tuy nhiên, đạo diễn Conan LeCilaire mới đây cho biết ông chưa từng hối hận vì đã làm bộ phim này.

Cú sốc trên màn ảnh

Công chiếu năm 1978, Faces of Death không phải là một bộ phim kinh dị với cốt truyện rõ ràng. Nó chỉ đơn thuần là tập hợp những đoạn clip quay lại cảnh cận kề cái chết của con người và động vật thông qua lời kể của một nhân vật tên là bác sĩ Gross.

Faces of Death khá giống với một bộ phim tài liệu. Nó sống động đến mức khiến khán giả phải đặt câu hỏi về tính chân thực của những gì họ đang xem trên màn ảnh. Đây là một dòng phim phổ biến vào thập niên 1970 thường được gọi là “shockumantary”.

Faces of Death khai thác nỗi sợ thuần túy của con người về cái chết bằng cách mở rộng trí tưởng tượng của họ theo một cách chưa từng xảy ra trước đó.

“Tôi cảm thấy thật dơ bẩn sau khi xem phim”

“Tôi xem bộ phim khi còn khá nhỏ. Tôi biết là mình không nên làm vậy nhưng đã không cưỡng lại được”, một khán giả nói với tờ The Sun. “Sau đó, tôi cảm thấy thật dơ bẩn và cần phải tẩy rửa thật mạnh trong nhà tắm. Chưa hết, kèm theo đó là nhiều đêm gặp ác mộng”.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Faces of Death đầy rẫy cảnh bạo lực, từ tra tấn dã man cho đến giết người tàn bạo. Đặc biệt, rất nhiều trong số đó đã trở thành kinh điển như cảnh máu chảy ra từ mắt của một người đàn ông bị điện giựt, cảnh một nhóm người làm tình tập thể với máu tươi ở khắp mọi nơi hay cảnh ăn óc khỉ khi nó vẫn còn đang sống.

Chưa hết, còn có cảnh máy bay rơi, xe lao ra khỏi vực, trẻ em bị hành hạ, phụ nữ la hét, bắn súng, lạm dụng động vật... và gần như mọi thứ ghê tởm khác mà bạn có thể nghĩ đến.

Kể cả khán giả thời nay vốn đã quen với hàng trăm bộ phim kinh dị trên Internet được thực hiện với kỹ thuật tốt hơn vẫn cảm thấy sốc khi xem Faces of Death.

“Sau khi xem xong, tôi đã phát hoảng trong nhiều tuần. Và thắc mắc liệu đó có phải là thật hay không?”, một khán giả khác cho biết.

Tất nhiên, Faces of Death là được dàn dựng nhưng không phải là tất cả. Theo Allan A. Apone – chuyên viên kỹ xảo của bộ phim, chỉ 40% trong số những cảnh phim là giả.

Cụ thể, Faces of Death kết hợp các cảnh quay thực với các cảnh quay được dàn dựng chuyên nghiệp, trộn chung với những video tin tức về tội phạm và tai nạn nhằm tạo cảm giác chân thật đến đángngạc nhiên. Ngay từ khi mới ra mắt, nó đã được bao phủ bởi một lớp màn bí mật và kỳ bí.

Với kinh phí sản xuất 450.000 USD, Faces of Death đã mang về 35 triệu USD tiền vé trên toàn cầu cho hãng Aquarius Releasing. Mặc dù vậy, nó cũng bị cấm chiếu tại hơn 40 quốc gia vào thời điểm đó với lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người xem.

Đáp lại tất cả những lời đồn cường điệu xoay quanh tác phẩm của mình, đạo diễn Conan LeCilaire cho biết: “Tôi đã làm ra một bộ phim thành công và kinh điển. Thật vui khi nghĩ như vậy”.

Bộ phim tài liệu về cái chết

Sinh ra tại tiểu bang California, LeCilaire từng làm việc cho công ty sản xuất phim của cha mình từ năm 14 tuổi vàtrở thành nhà sản xuất phim tài liệu. Tuy nhiên, ý tưởng tạo ra bộ phim kinh dị của riêng mình chỉ xuất hiện sau khi ông xem một đoạn clip ghi lại cảnh động vật trên toàn thế giới bị săn bắn và tàn sáttrích từ một bộ phim tài liệu được Nhật Bản thực hiện.

Lúc ấy, những cảnh quay thực đã xuất hiện khá nhiều trong dòng phim kinh dị nhưng LeCilaire muốn làm điều gì đó kỳ quặc hơn. "Tại sao không phải là con người bị giết?", ông nói và ngay lập tức bắt tay vào dự án.

LeCilaire thuyết phục một người bạn là bác sĩ cho anh quay phim trong nhà xác. Sau đó, anh cắt cảnh khám nghiệm tử thi với những đoạn phim anh tìm thấy ở nơi khác rồi nhào nặn lại và làm cho nó trông giống như có người vừa bị giết thật.

LeCilaire cho biết khi các khách hàng Nhật của anh từ xưởng phim nhìn thấy những gì anh đang làm, họ đã bị phấn khích đến tột độ. "Họ rất vui mừng", ông nói.

Bị buộc tội giết người và gây tổn hại tâm lý

Faces of Death được nhà sản xuất bật đèn xanh nhưng vẫn chưa đủ chất liệu để có thể lắp đầy 100 phút phim.

LeCilaire bắt đầu tiếp cận các cơ quan tin tức để mua những cảnh quay hiện trường nhưng quá tàn khốc để trình chiếu trên TV. Ví dụ như cảnh những người nhảy từ các tòa nhà hay nạn nhân của tai nạn xe hơi và máy bay. Mặc dù vậy, ông vẫn cần nhiều hơn - bạo lực hơn và nhiều yếu tố gây sốc hơn.

LeCilaire sau đó thuê nhiều diễn viên và biên kịch rồi đưa những tình huống khủng khiếp nhất và kêu họ tự quay, bao gồm cảnh chém đầu, điện giật, tấn công gấu và cảnh ăn óc khỉ nổi tiếng.

Kết quả cuối cùng thì ai cũng đã biết. Faces of Death lập tức trở thành phim ăn khách tại Nhật, và nhanh chóng đạt được thành công lớn ở Mỹ. Đó là thời kỳ hoàng kim của dòng phim kinh dị.

Khi ra mắt băng VHS, bao bì của Faces of Death giới thiệu là bộ phim bị cấm ở 46 quốc gia. Trong đó có Anh và Úc.

Tại Mỹ, bộ phim vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Các nhà tâm lý cho rằng những cảnh quay của bộ phim có thể "can thiệp vào sự phát triển của trẻ em và thái độ của họ đối với cái chết".

Hai gia đình đã kiện một trường trung học tại tiểu bang California với số tiền 100.000 USD sau khi một giáo viên môn toán chiếu Faces of Death cho học sinh của mình xem. Diane Feese và Sherry Forget – hai học sinh có mặt khi đó - nói rằng họ đã bị tổn thương bởi những cảnh quay man rợ trong phim.

Vị giáo viên tên Bart Schwartz này đã bị đình chỉ 15 ngày sau khi nhiều học sinh khẳng định ông đã buộc họ ở lại dù họ khăng khăng muốn rời khỏi.

Năm 1986, Rod Matthews (14 tuổi) sống tại tiểu bang Massachusetts đã dụ dỗ một người bạn cùng lớp vào một nơi hẻo lánh và đánh anh ta đến chết bằng gậy bóng chày. Cậu bé này cho rằng Face of Death chính là nguyên nhân dẫ đếnhành động man rợ của mình.

Thế nhưng ngay cả ngày nay, đạo diễn Conan LeCilaire - người đang sở hữu một cửa hàng kinh doanh súng – vẫn từ chối sự liên quan của mình đến những cáo buộc trên.

"Tôi không tin đó là lỗi của mình", ông nói với tờ The Guardian. "Những người xấu xa sẽ phạm tội của họ bất kể điều gì".

Khi được hỏi về lý do làm phim Faces of Death, LeCilaire nói rằng ông chỉ muốn gây sốc cho mọi người. Và rõ ràng là ông ấy đã thành công.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật đằng sau bộ phim kinh dị gây sốc nhất lịch sử điện ảnh, bị cấm chiếu trên 46 quốc gia