Theo health.com, các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học y Nara đã phát hiện ra rằng ánh sáng dư thừa trong phòng ngủ, cho dù đó là đèn ngủ, đèn đường từ cửa sổ hay thậm chí là ánh sáng trăng, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Trước đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng ngủ với TV hoặc nguồn sáng khác được bật có thể gây ra béo phì.
Bây giờ các bác sĩ đã chứng minh rằng mức độ ô nhiễm ánh sáng cao hơn đi kèm với tỷ lệ xơ vữa động mạch mạn tính gia tăng - một căn bệnh kích thích sự hình thành các mảng xơ vữa trên thành động mạch.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 989 đàn ông và phụ nữ trong 3 năm. Độ tuổi trung bình của người tham gia dao động từ 71 đến 77 tuổi.
Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học trong 2 đêm đã đặt một chiếc đèn trên đầu những người đang ngủ. Nguồn sáng ở độ cao 60 cm so với sàn nhà và được quay về phía trần nhà.
Kenji Obayashi, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, nói rằng các nhà khoa học đã tìm thấy một mối quan hệ rõ ràng giữa cường độ ánh sáng ban đêm trong phòng ngủ và sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch, không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ đã biết, bao gồm tuổi tác, béo phì, hút thuốc, tăng huyết áp và tiểu đường. Ô nhiễm ánh sáng trong phòng có thể là một yếu tố trong sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch nói chung.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân là sự truyền ánh sáng qua mí mắt khép kín khi ngủ làm giảm sản sinh melatonin, còn được gọi là hormone đêm, loại hormone giúp giảm huyết áp, giảm viêm và kiểm soát nhịp sinh học.
Vũ Trung Hương