Chưa từng học qua một trường lớp điện ảnh chuyên nghiệp song Kim Di Duk đang là đạo diễn tài ba nhất xứ Hàn.

Sự thật về 'đứa con điên khùng' của điện ảnh Hàn

bai cao | 08/11/2016, 11:25

Chưa từng học qua một trường lớp điện ảnh chuyên nghiệp song Kim Di Duk đang là đạo diễn tài ba nhất xứ Hàn.

Vẻ ngoài thô kệch, mái tóc dài bù xù và mang khuôn mặt không mấy khi nhận được thiện cảm từ phía khán giả, song Kim Ki Duk lại hiện là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất Hàn Quốc.

Chỉ làm những điều mình thích, “kì thị” việc học hành

Thật bất ngờ là vị đạo diễn sinh năm 1960 này mới chỉ học hết cấp 2. Sinh ra tại Bonghwa, một mảnh đất miền núi nghèo, Kim Ki Duk giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm và vô tư, tới mức cậu bé năm đó từng vài lần bẻ gãy tay những đứa trẻ khác trong khi nô đùa.

Lúc nổi hứng, Kim Ki Duk thẳng thừng tuyên bố thưởng 10.000 USD cho bất cứ ai đoán đúng sự kiện mà ông nhắc tới trong bộ phim One on One (2014)

Vì quá “cá tính” và chểnh mảng chuyện học hành, Kim Ki Duk sớm bị đuổi khỏi trường học. Sau quãng thời gian làm công nhân, 20 tuổi ông gia nhập hải quân. 5 năm sau, Kim Ki Duk xuất ngũ và trải qua 2 năm ở một nhà thờ với vai trò làm linh mục. Năm 1990, Kim Ki Duk lại bỏ nhà thờ, bay một lèo sang Paris (Pháp) chỉ vì muốn”xem con người bên đó lao động chân tay như thế nào”.

Ông từng chia sẻ, ông chỉ làm những việc mà bản thân thấy thích, và nhất quyết không phải là việc học. Về sau khi tiếp cận nghiệp làm phim, Kim Ki Duk cũng không thèm đi học ở bất cứ trường điện ảnh nào. Tất cả những kịch bản ông từng viết từ trước đến nay đều là do ông tự tập viết ở nhà bằng cách dựa vào cảm xúc và kinh nghiệm sống của mình.

Kim Ki Duk “không biết” viết lời thoại

Một đặc điểm gần như nhất quán trong các bộ phim của Kim Ki Duk đó là ông rất “tiết kiệm” lời thoại cho các nhân vật của mình. Phim của ông từ nhữngCrocodile(1996),Bad Guy(2001),3-Iron(2004) hayDream(2008) đều không có quá nhiều đoạn thoại, các tình tiết và diễn xuất không lời của nhân vật dường như nói thay mọi ngôn từ mà Kim Ki Duk muốn truyền tải tới khán giả.

Kim Ki Duk thích sử dụng thứ ngôn ngữ của sự im lặng, hơn là hội thoại trong các tác phẩm điện ảnh của mình.

Bộ phim Kim Ki Duk ngưỡng mộ nhất là “Sự im lặng của bầy cừu”, cũng là tác phẩm điện ảnh lôi cuốn ông vào nghiệp đạo diễn. Dường như người đàn ông Hàn Quốc này bị “ám ảnh” bởi thứ ngôn ngữ của cơ thể, những xúc cảm tột độ khi con người ta bị dồn vào những nghịch cảnh tréo ngoe.

Điện ảnh Hàn Quốc tồn tại riêng biệt thứ gọi là “thế giới của Kim Ki Duk”

Cũng bởi lẽ, dòng phim “dị biệt” của đạo diễn họ Kim luôn xoáy sâu vào tâm lý con người, đôi khi nó khiến những cảm nhận thông thường không thể bắt kịp nội dung mà ông muốn truyền tải.

Cảnh trong phim “Spring, Summer, Fall, Winter…and Spring (2003) của Kim Ki Duk

Những mảnh đời éo le như một người đàn ông chuyên thu thập xác người tự sát trongCrocodile(1996), cô gái điếm lẳng lơ trongThe Isle(1999), gã đàn ông tồi tệ đến tận cùng trongBad Guy(2001) được Kim Ki Duk lột tả chân thực bằng thứ cảm xúc được cuộc sống khổ cực thuở hàn vi rèn rũa cho vị đạo diễn.

Các bộ phim của ông luôn đặt ra những tình huống bất bình thường, giả như những người lính biên phòng đối mặt với cô gái điên khi họ vô tình bắn chết người yêu cô trong lúc cả hai đang ân ái trên bờ biển, hoặc hai cô gái vì muốn có tiền đi du luchj mà chấp nhận làm gái điếm,..

Gã điên “cưỡng hôn” cô gái mà hắn ta hết mực theo đuổi trong Bad Guy (2001)

Dường như vì không bị bó buộc vào bất cứ thứ nguyên lý điện ảnh nào, vì Kim Ki Duk có đi học bao giờ đâu, nên phim của ông vì thế lúc nào cũng đầy ắp những mâu thuẫn giằng xé, sự tàn nhẫn, trần trụi và sợ hãi. Khi xem phim của ông, người ta chỉ biết đắm chìm trong những câu chuyện kì lạ mà hóa dung dị đến lạ thường nếu như ta suy ngẫm lại.

Lập dị trong đời sống, bị cả Hàn Quốc ruồng bỏ

Bộ trang phục mà Kim Ki Duk trình diện trong một sự kiện điện ảnh lớn

Phong cách ăn mặc của Kim Ki Duk quả thực khiến người ta nghĩ ngay tới một kẻ vô gia cư. Thứ quần áo cũ kĩ, chẳng hợp mốt, tâm lý “thích thì mặc” ngay cả khi xuất hiện trong các sự kiện quan trọng luôn được vị đạo diễn mang ra “khoe” trước truyền thông. Mái tóc dài bù xù dường như không mấy khi được chủ nhân của mình chải chuốt, bạc trắng và thậm chí, Kim Ki Duk từng đi chân đất trên thảm đỏ.

Bởi thế mà người Hàn Quốc thường gọi ông là con người quái đản. Thứ điện ảnh của ông lại ưa thích khắc họa những góc khuất gai góc, dung tục của xã hội Hàn Quốc. Do đó từng có một thời gian, phim của Kim Ki Duk bị cấm chiếu, người ta còn cấm ông quay trở lại quê nhà bởi xã hội Hàn Quốc không thể chấp nhận người đã “đá xoáy” họ rất nhiều lần và lần nào cũng thâm thúy.

Phim của Kim Ki Duk hé lộ nhiều mảnh tối của xã hội Hàn Quốc đương thời

Báo chí thế giới mệnh danh ông là “đứa con lạc loài”, tài năng của Kim Ki Duk vốn dĩ luôn được quốc tế thừa nhận. Bằng chứng là chỉ với hơn 20 bộ phim nhựa từng làm từ trước đến nay, song Kim Ki Duk đã kịp có cho riêng mình hơn 40 giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ.

Chỉ sauPitea(2012), phim về mối quan hệ phức tạp giữa một người đàn ông hành nghề đòi nợ với người đàn bà trung niên tự nhận mình là mẹ anh ta, Kim Ki Duk mới dần được khán giả Hàn Quốc nhìn nhận khách quan và tha thứ cho “đứa con thất lạc”. Ông thực sự xứng đáng là một trong những vị đạo diễn tài ba bậc nhất điện ảnh Hàn Quốc.

Theo Trọng Đạt/Dân Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
40 giây trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật về 'đứa con điên khùng' của điện ảnh Hàn