Về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), nhiều ý kiến đang thống nhất với việc giữ nguyên phạm vi nợ công gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc để cho các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) "đứng ngoài".

Sửa đổi Luật Quản lý nợ công có thể làm DNNN, NHNN lo ngay ngáy

tuyetnhung | 15/05/2017, 10:12

Về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), nhiều ý kiến đang thống nhất với việc giữ nguyên phạm vi nợ công gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc để cho các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) "đứng ngoài".

Tuần qua tại Ninh Bình, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công.

Tại đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, sau 6 năm thực hiện, Luật Quản lý nợ công năm 2009 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam huy động vốn, bù đắp ngân sách nhà nướcvà đầu tư phát triển. Luật cũng là nền tảng để quản lý nợ công theo mục tiêu và Chiến lược Quản lý nợ công đã được Chính phủ phê duyệt, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công mà Quốc hội phê chuẩn.

Tuy nhiên, hiện naymôi trường pháp lý có sự thay đổi,Quốc hội đã ban hành Hiến pháp mới (năm 2013), nhiều văn bản pháp luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư công cũng mới được sửa đổi và ban hành. Mặt khác, yêu cầu về quản lý nợ công thời điểm hiện tại cũng có sự thay đổi, đòi hỏi quản lý nợ phải chặt chẽ, an toàn hơn trong bối cảnh nợ công ở trong nước và khu vực. Do đó, Luật Quản lý nợ công tất yếu cần phải được sửa đổi.

Theo ông Nguyễn Hữu Toàn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách, phạm vi nợ công hiện đang có nhiều ý kiến nhất trí với Dự luật gồm nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương và không tính nợ tự vay tự trả, nợ DNNN, nợ NHNNđể điều hành chính sách tiền tệ vào phạm vi.

Bên cạnh đó, một số ít ý kiến lại cho rằng phạm vi nợ công phải bao gồm cả nợ DNNN vì đây là khoản nợ khá lớn và Nhà nước cũng đóng góp phần vốn lớn tại các DN này. Một số ý kiến khác đề nghị tính toán cả vốn tạm ứng ngân sách nhà nướcqua năm (không phải trong năm) vào nợ công để chủ động trong quản lý.

Cho nợ DNNN, NHNN đứng ngoài

Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Tài chính vẫn là không đưa các khoản như nợ DNNN, nợ của đơn vị sự nghiệp công lập, nợ của NHNN, nợ hoàn thuế giá trị gia tăngvà nợ bảo hiểm xã hội... vào nợ công.

Giải thích về vấn đề này, tại tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính về dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ các khoản nợ hoàn thuế giá trị gia tăng và nợ tạm ứng xây dựng cơ bản là nợ phát sinh trong năm, hoặc trong điều hành ngân sách thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Theo thông lệ quốc tế, đây không phải là khoản vay nợ, vì vậy, không tính các khoản tạm ứng và khoản nợ tạm thời này vào nợ công. Các khoản vay Quỹ Bảo hiểm xã hộithông qua mua trái phiếu chính phủ, hợp đồng cho ngân sách nhà nước vay đã được tính vào nợ công.

Đối với vay nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp DN không trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ, điều này không phù hợp.

Hơn nữa, theo kinh nghiệm quốc tế, hầu hết các nước đều không tính nợ DNNN vào nợ công. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra điều kiện cần thiết để nợ DNNN được tính vào nợ công khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện: một là thu chi của DN nằm trong dự toán ngân sách, hai là Chính phủ sở hữu trên 50% DN, ba là Chính phủ cam kết trả nợ cho DNNN. Điều kiện 1 và 3 Việt Nam không có, do đó theo thông lệ quốc tế thì nợ DNNN không thể tính vào nợ công.

Đối với vay nợ của các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức kinh tế nhà nước, các khoản Chính phủ vay về cho vay lại tới các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, trường học đã được tính vào nợ công, nợ chính phủ. Còn với các khoản vay theo cơ chế tự vay tự trả, nguyên tắc tương tự đối với DNNN như nêu trên.

Riêng các khoản huy động của NHNN, hoạt động phát hành các công cụ nợ (chủ yếu là tín phiếu ngắn hạn dưới 1 năm) thực chất là nghiệp vụ điều hành cung cầu tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Vì vậy, khoản này không có tính chất huy động vốn vay và do đó không thuộc phạm vi nợ chính phủ.

Do đó, dự thảo Luật kế thừa quy định hiện hành và bổ sung nội dung loại trừ các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN, nợ do NHNN phát hành. Đây cũng là quan điểm được đa số ý kiến trong Thường trực Ủyban Tài chính ngân sáchtán thành tại báo cáo thẩm tra.

Thách thức nợ công khi Việt Nam"tốt nghiệp IDA"

Về chỉ tiêu an toàn nợ công, ông Nguyễn Hữu Toàn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sáchcho rằng, hiện nay các chỉ tiêu này được Quốc hội quy định như sau: nợ công là 65%/GDP, nợ Chính phủ 54%/GDP, tỷ lệ trả nợ 25% ngân sách. Các chỉ tiêu này hiện đang được quy định lồng ghép trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Về cơ quan quản lý nợ công, theo ông Toàn, các ý kiến thu thập được hầu hết cho rằng nên hướng tới chuẩn mực, cam kết thông lệ của quốc tế trong quản lý, trong đó thống nhất đầu mối cơ quan quản lý dể đảm bảo đồng bộ trong khâu tổ chức đàm phán, đánh giá... từ đó nâng cao hiệu quả các khoản vay cũng như quản lý, sử dụng tránh phân tán.

Đặc biệt, các đại biểu Quốc hội khá quan tâm đến quy định đối tượng cấp bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại. Tháng 7 tới, khi Việt Nam “tốt nghiệp IDA” tứcdừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế, chi phí các khoản vay sẽ tăng lên, do đóviệc cân nhắc khi bảo lãnh hoặc cho vay lại các nguồn vốn là rất quan trọng nhằm đảm bảo đảmkhả năng trả nợ.

Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB) và Ngân hàng Thế giới đều cho rằng, hiện tại là thời điểm quan trọng của Việt Nam vì một số khó khăn về ngân sách đã xuất hiện, môi trường chung cũng đã có nhiều thay đổi, cùng với việc "tốt nghiệp IDA", chi phí vay nợ từ các tổ chức quốc tế tăng lên sẽ là những thách thức lớn. Song, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn quốc tế đa dạng hơn vàđiều này đòi hỏi phải có một hệ thống tiên tiến hơn để quản lý nợ công.

Ông Eric Sidwick - Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị Chính phủ cần đánh giá lại những hạn chế trong sử dụng vốn vay ưu đãi bao gồm sử dụng vốn cho đầu tư vốn, tăng cường năng lực, giải phóng mặt bằng, tái định cư... Những vấn đề này thời gian qua không được xử lý tốt dẫn đến chậm và đội vốn, hay nói cách khác là việc xử lý dự án ở cấp vi mô không tốt, ảnh hưởng đến sự bền vững của các dự án cơ sở hạ tầng, gây trở ngại cho hiệu quả chung của công tác quản lý nợ công,cần được khắc phục và đưa vào những quy định chặt chẽ hơn trong luật mới.

Theo cơ quan soạn thảo, Dự thảo luật Quản lý nợ công dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong 2 kỳ. Trong tháng 5.2017, Chính phủ sẽ trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu tiên.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sửa đổi Luật Quản lý nợ công có thể làm DNNN, NHNN lo ngay ngáy