Nhiếp ảnh gia Tam Thái xác nhận chính ông đã lấy tấm ảnh từ trên mang internet vì tin rằng đó là ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Hubert van Es chụp vào ngày 29.4.1975 tại Sài Gòn.

Tác giả '150 năm hình bóng Sài Gòn' lên tiếng sau khi bị tố dùng ảnh chế trên mạng

Tiểu Vũ | 12/08/2016, 08:02

Nhiếp ảnh gia Tam Thái xác nhận chính ông đã lấy tấm ảnh từ trên mang internet vì tin rằng đó là ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Hubert van Es chụp vào ngày 29.4.1975 tại Sài Gòn.

Vào ngày 8.11, trêntrang Facebook cá nhân của họa sĩ thiết kế Trương Huyền Đức có chia sẻnhững bất ngờ và ngạc nhiênkhi phát hiện ra tấm ảnhcắt ghép bằng kỹ thuật photoshop của mình đã có mặt trong cuốn sách ảnh 150 nămhình bóng Sài Gòn của tác giả Tam Thái do NXB Trẻ ấn hành từ năm 2015. Họa sĩ Trương Huyền Đức thú nhận đây chỉ là tấm ảnh ghéptừ tấm ảnh gốc của nhiếp ảnh người Hà Lan Hubert Van Es. Mục đích của việc ghép tấm ảnh nổi tiếng này chỉ là trò vui của mình cách đây 6 năm về trước. Tấm ảnh ghép này được tồn tại trongmột nhóm nội bộở một box chát do các họa sĩ lập ra để trao đổi nghề nghiệp và ý tưởng trong thiết kế đồ họa. Sau đó thìkhông hiểu vìsao tấm ảnh ghép vui đóđược lọt ra ngoài và có mặt trong cuốn 150 nămhình bóng Sài Gòn của nhà nhiếp ảnh Tam Thái.

Phát hiện của họa sĩ Trương Huyền Đức đượcđồng mạngbàn tán rất xôn xao và nghi ngờvề tính chân thật của bộ ảnh tư liệu mà nhiếp ảnh gia Tam Thái sáng tác và sưu tầm tổng hợp trong cuốn 150 nămhình bóng Sài Gòn. Các độc giả cũng khônghiểu tại sao tấm ảnh cắt ghép lộ liễu như vậy mà đã lách được qua khâu kiểm duyệt biên tập rất khắc khe của các biên tập viên NXB Trẻ để rồi sau đó NXB mua bản quyền và phát hành từ năm 2015 đến nay trên thị trường sách trong nước.

Bức ảnh được đánh số 515 trong cuốn "150 năm hình bóng Sài Gòn" được cho là lấy từ ảnh chế của họa sĩ Trương Huyền Đức

Trước các thông tin trên, PV đã liên lạc với nhiếp ảnh gia Tam Thái để tìm hiểu theo sự việc. Nhiếp ảnh gia Tam Thái tỏ ra rất buồn bã, ông thừa nhận: “Đây là một tai nạn nghề nghiệp rất đáng tiếc của tôi. Bức ảnh này do chính tôi lấy về từ mạng Internet. Tôi đã rất chủ quan vì tin đó là ảnh thật, Khi xem qua các góc độ chụp và nhìn nội dung thể hiện trên đó trông rất phù hợp với bối cảnh miêu tả ở ảnh của Hubert van Es. Khi quyết định đưa vào sách, tôi đặt hai bức ảnh này cạnh nhau để làm nên một câu chuyện liền mạch. Dòng chú thích dưới ảnh cũng được chính tôi viết ra theo cảm nghĩ và từ một phần nội dung trong bài phỏng vấn Hubert Van Es khi ông quay lại Sài Gòn do tôi đọc được trên mạng".

Tấm ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan gia Hugh Van Es, người Hà Lan với dòng chú thích "Sài Gòn ngày 29 tháng Tư 1975. Một nhân viên CIA giúp những người di tản Việt Nam lên trực thăng của Air America từ nóc tòa nhà số 22 đường Gia Long, cách sứ quán Hoa Kỳ khi ấy nửa dặm" - Nguồn ảnh: Hugh Van Es/ NBC NEWS

Khi được hỏi hướng xử lý của ông như thế nào khi sự việc đã vỡ lỡ, nhiếp ảnh gia Tam Thái cho biết: "Khi có kết luận đây là sai sót, tôi rất xin lỗi độc giả vì sự cố đáng tiếc này. Tôi làm cuốn sách này phải tự bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc, hiệnchưa thu hồi lại được nên đang trong tình trạng lỗ vốn. Tôi xác định làm sách không phải vì tiền, cũng chẳng phải vì danh tiếng mà vì tình yêu của tôi dành cho mảnh đất Sài Gòn. Ngay từ đầu sách tôi cũng bày tỏ sẵn sàng đón nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ độc giả để hoàn thiện ấn phẩm của mình. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu kỹ lại bức ảnh bị phát hiện là giả, rà soát hết ấn phẩm để có lời giải trình với NXB Trẻ theo yêu cầu của họ”.

Liên quan đến cuốn sách 150 nămhình bóng Sài Gòn,của tác giả Tam Thái, sau khi tiếp nhận thông tin từnhiều phía, trưa ngày 11.8 ôngNguyễn Minh Nhựt, giámđốc NXB Trẻ đã xác nhận với báo chí là phía NXB đang tiến hành rà xét kiểm tra và xác minh nguồn gốc cụ thể của tấm ảnh. Hiện tại NXB đã ra quyết định ngừng phát hành, và có thông báo đến với các đơn vị phát hành cho thu hồi cuốn 150 nămhình bóng Sài Gòn, qua đó yêu cầu biên tập viên cũng như tác giả Tam Thái có giải trình cụ thể. Sau đó NXB Trẻ sẽ có kết luận chính thức.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác giả '150 năm hình bóng Sài Gòn' lên tiếng sau khi bị tố dùng ảnh chế trên mạng