Một chế độ tập luyện vừa phải, đúng cách mới mang lại lợi ích cho cơ thể.
Làm cho xương giòn
Nếu bạn tập luyện quá sức, xương có thể bị giòn và các khớp dễ mỏi. Ngoài ra, tập luyện nhiều cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sụn khiến chúng trở nên yếu hơn.
Chấn thương xương
Nếu bạn tập luyện quá nhiều, xương có nguy cơ bị tổn hại. Điều quan trọng là cần tập luyện dưới sự hướng dẫn hợp lý. Tránh tập quá sức, quá nhanh vì chúng có thể gây rạn xương do quá sức.
Càng tập càng mệt
Đây là dấu hiệu cho thấy trong cơ thể bạn đang không đủ năng lượng. Bạn nên xem lại khoảng thời gian nghỉ giữa các bài tập nhỏ để cơ bắp có thời gian thư giãn hợp lý và phát triển khỏe mạnh.
Bơi không cải thiện sức khỏe xương
Để tăng cường sức khỏe xương, bạn nên thử những bài tập mang trọng lượng như đi bộ, chạy, cử tạ. Những bài tập như đạp xe hay bơi lội là những bài tập không mang trọng lượng và do vậy không cải thiện sức khỏe của xương.
Không phải tất cả các bài tập đều tốt cho xương
Mặc dù tập luyện là cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp nhưng bạn nên kiểm soát tập luyện. Ngoài ra, phác đồ tập luyện cần phù hợp với sức khỏe của bạn. Bạn nên chọn giày và quần áo phù hợp để không gặp bất cứ rắc rối nào trong khi tập. Hãy thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng để tránh các chấn thương đột ngột.
Những lưu ý khi tập luyện thể thao
– Không ăn trước giờ tập (chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập từ 1 đến 1,5 giờ) để tránh đầy bụng, đau dạ dày…
– Không được bỏ qua các động tác khởi động (khởi động giúp cơ thể làm quen với sự vận động).
– Bổ sung nước trong khi tập (uống một lượng nhỏ, chia thành nhiều lần, không nên uống nhiều) tránh tình trạng mất nước do vận động nặng, vận động nhiều.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo… trong thực đơn hàng ngày.
– Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả (bổ sung các loại vitamin: A, D, E, K… các chất khoáng như: đồng, sắt, kẽm…) rất cần cho người chơi thể thao.
Hà Anh (t/h)