Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.

Tác hại không ngờ của thiếu ngủ

20/11/2019, 13:25

Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.

Phụ nữ ngay cả trẻ tuổi nếu thiếu ngủ sớm xuất hiện các vết nhăn, đặc biệt các vết chân chim ở khóe mắt - Ảnh: Internet

Nếu thiếu ngủ kéo dài, bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau:

Trầm cảm

Đây là hệ quả của việc thiếu ngủ, có mối liên quan trực tiếp với tình trạng lo âu, nguyên nhân do cản trở dẫn truyền các xung động thần kinh.

Khi có điều gì gây cảm giác chán nản, phiền muộn thì hãy nhớ lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ trong đêm. Xét trong cuộc sống không có điều gì tác động đáng kể đến trầm cảm thì đến lúc bạn hãy dành sự quan tâm đến giấc ngủ!

Dễ cáu gắt

Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.

Tăng nguy cơ tử vong

Bất ngờ nhất là mối liên quan giữa ngủ không đủ giấc và tỷ lệ tử vong. Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Anh để kiểm tra sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ tử vong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân tử vong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.

Suy yếu hệ thống miễn dịch

Khi ngủ, cơ thể sản xuất cytokine bảo vệ, các kháng thể… giúp chống lại nhiễm trùng. Quá trình này cần thiết giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus.

Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể tự bảo vệ chống lại các tác nhân nhiễm trùng, kết quả nguy cơ dễ mắc bệnh hơn! Mất ngủ trong thời gian dài, tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.

Lão hóa da sớm

Khi thiếu ngủ sẽ xuất hiện các vết thâm quầng dưới mắt. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, cortisol (hormon căng thẳng) được sản xuất ra với một lượng lớn. Cortisol sẽ phá hủy collagen có trong các tế bào da, khiến da mất tính đàn hồi, mềm mại…

Phụ nữ ngay cả trẻ tuổi nếu thiếu ngủ sớm xuất hiện các vết nhăn, đặc biệt các vết chân chim ở khóe mắt… Nếu bạn muốn có làn da trẻ đẹp trong mọi hoàn cảnh hãy nên đi ngủ trước 22 giờ, nên nhớ rằng làn da “tái sinh” trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 giờ sáng.

Thời gian ngủ đủ khác nhau theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14 - 17 giờ mỗi ngày

Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12 - 15 giờ

Trẻ em (1-2 tuổi): 11 - 14 giờ

Trẻ mẫu giáo (3-5): 10 - 13 giờ

Các em học sinh trong độ tuổi (6-13): 9 - 11 giờ

Thiếu niên (14-17): 8 - 10 giờ

Người lớn (18-64): 7 - 9 giờ

Người lớn tuổi (65 tuổi): 7 - 8 giờ.

Hà An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác hại không ngờ của thiếu ngủ