Trên ấn phẩm American Naturalist, các nhà khoa học Mỹ ở Đại học Wisconsin thành phố Madison, đã đưa ra lời giải thích tại sao giống lười lại đù đờ chậm chạp và điều đó mang lại cho chúng lợi ích gì. Qua công trình nghiên cứu chế độ ăn của chúng, các nhà khoa học nhận thấy lối sống rù rờ và lười biếng là cốt để tiết kiệm số năng lượng quý giá.

Tại sao con lười lại sống chậm?

Vũ Trung Hương | 25/07/2016, 11:17

Trên ấn phẩm American Naturalist, các nhà khoa học Mỹ ở Đại học Wisconsin thành phố Madison, đã đưa ra lời giải thích tại sao giống lười lại đù đờ chậm chạp và điều đó mang lại cho chúng lợi ích gì. Qua công trình nghiên cứu chế độ ăn của chúng, các nhà khoa học nhận thấy lối sống rù rờ và lười biếng là cốt để tiết kiệm số năng lượng quý giá.

Giống lười giữ một vị trí vững chắc trong một mô hình sinh học khá kỳ lạ. Hầu như lúc nào chúng cũng ở trên cây, chỉ ăn lá cây. Trong khi những động vật ăn lá khác thì có kích thước khá lớn như hươu hay nai, để với tới cành cây, chẳng cần phải leo lên cành cây, đi vài bước ngẩng đầu là với tới thức ăn. Với chế độ ăn như vậy có quá ít năng lượng được nạp vào cơ thể.

Để đủ năng lượng leo trèo từ cây này sang cây khác, con lười cần sự thích ứng. Các nhà khoa học đã đặt ra mục tiêu kiểm tra xem con lười tạo ra được chế độ trao đổi chất độc đáo thế nào để tiết kiệm năng lượng và tại sao nó chạm chạp đến như thế.

Các nhà khoa học đã xác định số năng lượng mà chúng tiêu hao trong ngày bằng cách cho chúng ăn lá cây và uống nước có trộn chất đồng vị, qua đó có thể xác định số năng lượng tiêu hao.

Họ đã thực hiện thí nghiệm này với lười 2 ngón và lười 3 ngón ở Costa Rica. Kết quả cho thấy lười chỉ tiêu tốn chừng 110 calo/ngày - số năng lượng tương đương với một củ khoai tây nướng.
Cho đến nay, chưa có loài động vật có vú nào mà khoa học từng nghiên cứu lại có thể sống sót được nếu tiêu thụ năng lượng ít như vây.

Theo nhận định của các nhà khoa học vốn kinh ngạc trước hiện tượng này, sở dĩ như vậy cũng là vì con lười biết khéo léo kiểm soát hiệu quả thân nhiệt. Họ đã đi đến kết luận trênđồng thời ghi nhận rằng mô hình sinh học tương tự khá phổ biến nhưng trên thế giới không có nhiều loài động vật chỉ sống trên cây và chỉ ăn lá cây như giống lười.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao con lười lại sống chậm?