Theo báo cáo của hầu hết các địa phương và doanh nghiệp, lượng hàng phục vụ Tết được chuẩn bị sẽ tăng hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10-15%, chủng loại đa dạng, phong phú từ bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát đến các loại thực phẩm tươi sống...

Tăng 15% lượng thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia...phục vụ thị trường tết

tuyetnhung | 02/01/2017, 07:00

Theo báo cáo của hầu hết các địa phương và doanh nghiệp, lượng hàng phục vụ Tết được chuẩn bị sẽ tăng hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10-15%, chủng loại đa dạng, phong phú từ bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát đến các loại thực phẩm tươi sống...

Bộ Công Thương cho biết năm 2016, kinh tế trong nước chịu tác động từ bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, giao dịch thương mại toàn cầu giảm so với các năm trước. Bên cạnh đó, các vấn đề về hạn hán, xâm nhập mặn và các sự cố về môi trường đã tác động không nhỏ đến tăng trưởng của các ngành.

GDP cả năm 2016 dự kiến tăng khoảng 6,21%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng khoảng 10,19%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá chỉ tăng khoảng 7,3% (thấp hơn mức 8,5% của năm 2015, nhưng cao hơn các năm trước đó). Mặt bằng giá hàng hóa chịu ảnh hưởng chủ yếu ở các nhóm hàng do nhà nước quản lý (phí dịch vụ y tế, giáo dục tăng giá theo lộ trình), các nhóm hàng hóa thiết yếu khác không tăng cao, chỉ một số mặt hàng như thực phẩm, đồ uống, hàng Tết có tăng trong những giai đoạn lễ, Tết.

"Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, lương thưởng Tết không cao nên sức mua cũng khó gia tăng đột biến trong dịp Tết. Dự kiến sức mua các mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán năm nay ước tăng khoảng 10-15% so với các tháng thường trong năm và tăng khoảng 8-10% so với Tết năm trước", Bộ Công Thương nhận định

Trong khi đó, theo báo cáo của hầu hết các địa phương và doanh nghiệp, lượng hàng phục vụ Tết được chuẩn bị tăng hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10-15%, chủng loại đa dạng, phong phú, từ bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát đến các loại thực phẩm tươi sống...

Về giá các loại mặt hàng, Bộ Công Thương cho biết dịp Tết thường có các chương trình khuyến mại, bình ổn thị trường được thực hiện ở các nhà phân phối, nhà bán lẻ lớn, nơi tỷ trọng lưu thông hàng hóa thực phẩm phục vụ Tết chiếm khoảng 25-30%, còn lại chủ yếu vẫn qua kênh bán lẻ truyền thống (các chợ dân sinh, cửa hàng bán lẻ) nên giá cả thường có xu hướng tăng ở kênh này trong những ngày cận Tết.

Theo Bộ này, nguyên nhân tăng giá ở khu vực này là do sức mua tăng dồn, việc dự trữ hàng hóa phục vụ Tết sẽ phát sinh chi phí. Bên cạnh đó, chủng loại hàng hóa phục vụ Tết thường là các mặt hàng chất lượng cao (như thủy hải sản cao cấp, gà ri, gà ta...) nên giá cả các mặt hàng này có thể biến động tăng cục bộ tại một số nơi. Ước mức tăng các mặt hàng thiết yếu ởkhoảng 5-10% so với ngày thường và tăng khoảng 4-5% so với cùng kỳ năm trước.

Trước những diễn biến trên, để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng, xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, triển khai chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; chuẩn bị tốt các mặt hàng chính sách cung ứng cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng chịu nhiều thiệt hại của thiên tai…

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Bộ cũng chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường và đấu tranh chống buôn lậu hàng gian hàng giả trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng 15% lượng thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia...phục vụ thị trường tết