Liên quan đến việc bắt giữ một tàu sắt Trung Quốc vận chuyển 100.000 lít dầu xâm phạm vào vùng lãnh hải của Việt Nam, trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đề nghị cần làm rõ động cơ và kiên quyết xử lý vi phạm, không chỉ riêng tàu chở dầu mà còn các tàu vi phạm khác.

Tàu của bất cứ nước nào xâm phạm chủ quyền VN đều phải bị xử nghiêm

Trí Lâm | 03/04/2016, 18:38

Liên quan đến việc bắt giữ một tàu sắt Trung Quốc vận chuyển 100.000 lít dầu xâm phạm vào vùng lãnh hải của Việt Nam, trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đề nghị cần làm rõ động cơ và kiên quyết xử lý vi phạm, không chỉ riêng tàu chở dầu mà còn các tàu vi phạm khác.

Cục Kiểm ngư chưa nắm được thông tin bắt tàu Trung Quốc

Như báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin, chiều 31.3, Bộ đội biên phòng TP.Hải Phòng đã phát hiện, truy bắt một tàu sắt Trung Quốc chở hơn 100.000 lít dầu, xâm phạm chủ quyền biên giới biển Việt Nam.

Việc bắt giữ được thực hiện tại tọa độ 19 độ44’N - 107 độ20’E cách đường phân định vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía tây nam đảo Bạch Long Vĩ. Khi tàu Trung Quốc số hiệu 13056 xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyềnViệt Nam, lập tức biên đội tàu 1, Hải đội 2 đang tuần tra vùng biển, giám sát nghề cá vùng 2 - vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ đã tiến hànhtruy đuổi, bắt giữ.

Tàu Trung Quốcmang tên Quỳnh Dương Phổ,có 3 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc, thuyền trưởng là Đàm Thủy Dương (38 tuổi, ởQuảng Đông). Trên tàu vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, các thuyền viên trên tàu cũng không có bất cứ chứng chỉ chuyên môn nào.

Thuyền trưởng Đàm Thủy Dương bước đầu thừa nhận điều khiển tàu đi vào vùng biển của VN để bán số dầu trên cho các tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt trái phéptại vùng biển của Việt Nam.

Đến đêm 1.4.2016, 3 thuyền viên Trung Quốc cùng phương tiện vi phạm đã được Bộ đội biên phòng Hải Phòng đưa về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng, bàn giao cho lực lượngPhòng phòng chống ma túy, tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Hải Phòng) tiếp tục điều tra.

Chúng tôi liên lạc với ông Lưu Văn Huy – Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về vấn đề này, vị Cục trưởng cho biết chưa nắm được thông tin vì đang đi công tác. ÔngHuy đề nghị phóng viên nên hỏi lực lượng biên phòng để có thông tin cụ thể hơn.

Theo thống kê của Ủy ban liên hợp Nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam đến năm 2014, số lượng tàu Trung Quốc được cấp giấy phép hoạt động trong vùng đánh cá chung là dưới 1.000 chiếc, Việt Nam có khoảng 2.000 đến 2.500.Vùng đánh cá chung được quy định trong Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, được kýnăm 2000.

Trước đó, trong Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Ủy banliên hợp Nghề cá vịnh Bắc Bộ thông tinphía Trung Quốc dùngcác tàu có công suất lớn, trang bị hiện đại khi được cấp phép đánh bắt cá trong vùng đánh cá chung đã lợi dụng để buôn lậu, vận chuyển dầu tạm nhập tái xuất từ cảng Vạn Gia (Quảng Ninh) đi Trung Quốc, hoặc bán lẻ xăng dầu trên vùng biển Việt Nam. Một số tàu lợi dụng trời tối, sương mù vượt qua ranh giới phía tây vùng nước đánh cá chung để khai thác hải sản trái phép.

Ngoài ra, nhiều tàu cá Trung Quốc không được cấp phép đánh bắt đã trà trộn với tàu có phép để vi phạm chủ quyền biển Việt Nam, khai thác hải sản trái phép (khoảng 1.200 lượt/năm). Một số tàu còn treo biển dấu hiệu nhận biết giả để đánh lừa lực lượng kiểm tra, kiểm soát củaViệt Nam. Khi bị kiểm tra thì họ chống đối, bỏ chạy.

Điều tra và kiên quyết xử lý các tàu cá khác

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4cương quyết rằngbất kỳtàu nào của bất cứ nước nào, nếu xâm phạm trái phép vào vùng lãnh hải của nước ta thì đều phải bịxử lý nghiêm minh theo pháp luật Việt Nam.

“Các cơ quan chức năng có nắm được bao nhiêu tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vào vùng lãnh hải của chúng ta? Không cớ gì tự dưng họ lại đem dầu vào khu vực chủ quyền của nước ta, nếu không phải họ buôn lậu và có tàu cá của họ đang hoạt động gần đó. Cần phải điều tra rõ nguyên nhân để có phương hướng xử lý thích hợp” – tướng Thước nói.

Tướng Nguyên Quốc Thước cũng đề nghị, nhân chuyện này, cơ quan chức năng cần rà soát, kiểm tra lại xem có bao nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm vào lãnh hải của chúng ta, vào ăn cắp, ăn cướp cá trên vịnh Bắc Bộ của ta, ngày này qua ngày khác. Nếu phát hiện được thì phải xử lý thật nghiêm.

Trong khi đó,rất nhiều tàu của ngư dân chúng ta đánh cá ở vùng biển chủ quyền đất nước thì vẫn bị tàu Trung Quốc đe dọa, bắt bớ, tấn công, vậythì không có lý do gì chúng ta làm ngơ để cho tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.

“Tôi cũng mong bộ máy lãnh đạo mới phải có động thái bảo vệ bằng được chủ quyền quốc gia. Nếu để mất chủ quyền Biển Đông thì Việt Nam chỉ có nước đi làm nô lệ mà thôi” – tướng Thước nhấn mạnh.

Theo con số mà ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng CụcKiểm ngư đưa ra tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ năm 2014, trong 10 năm qua, Cảnh sát biển Việt Nam đãphát hiện, xua đuổi hơn 7.700 tàu cá Trung Quốc vi phạm quy định của Hiệp định, vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tađã xử phạt cảnh cáo, phóng thích ngay trên biển hơn 200 tàu, phạt hành chính 34 tàu với số tiền trên 4 tỉ đồng và tịch thu hơn 60 nghìn lít dầu. Lực lượng kiểm ngư và biên phòng cũng cảnh cáo, xua đuổi hơn 1.800 tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
21 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu của bất cứ nước nào xâm phạm chủ quyền VN đều phải bị xử nghiêm