Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay.

Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vừa rút khỏi bãi Tư Chính

Báo TP | 08/08/2019, 16:18

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc, bà Hằng cho biết nhóm tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đã rời khỏi thềm lục địa của Việt Nam.

"Theo thông tin chúng tôi được biết, chiều 7.8, nhóm tàu Hải Dương 8 đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982", bà Hằng nói.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi. Trong những ngày qua, Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ ý kiến, triển khai các biện pháp ở các cấp và dưới nhiều hình thức phù hợp với luật pháp quốc tế, UNLOS 1982.

Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam, luôn thể hiện thiện chí, sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để xử lý bất đồng, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định và phát triển tại biển Đông, cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, bà Hằng nói.

Về câu hỏi Việt Nam sẽ có biện pháp gì nếu nhóm tàu Trung Quốc quay lại, bà Hằng nói rằng Việt Nam luôn kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, bằng các biện pháp hòabình.

Trả lời câu hỏi về thông tin trên báo chí Trung Quốc nói rằng nước này sắp lưu hành sách giáo khoa lịch sử mới dành cho bậc trung học phổ thông, trong đó có nội dung nói rằng các khu vực như biển Hoa Nam (tức biển Đông của Việt Nam) đều là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại, bà Hằng tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục thế hệ tương lai bằng thông tin trái sự thật lịch sử và luật quốc tế không có lợi cho quan hệ hainước.

Về câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ đi vào biển Đông trong tình hình căng thẳng hiện nay, bà Hằng nói rằng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền tự do an ninh, an toàn hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế. Duy trì hòabình, ổn định, bảo đảm an toàn hàng hải hàng không ở biển Đông trên tinh thần luật pháp quốc tế là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong các nước đóng góp thiết thực cho mục tiêu đó.

Theo Báo Tiền Phong

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vừa rút khỏi bãi Tư Chính