Gác toàn bộ công việc để đón một mùa xuân trọn vẹn, nhưng bài toán về phát triển kinh tế bền vững sau tết tại nơi ở mới đang là vấn đề khiến không ít người dân Thượng thành lo lắng.

Tết của người dân Thượng thành: Năm mới, nơi ở mới và giấc mơ an sinh

Quế Sơn | 13/02/2021, 08:00

Gác toàn bộ công việc để đón một mùa xuân trọn vẹn, nhưng bài toán về phát triển kinh tế bền vững sau tết tại nơi ở mới đang là vấn đề khiến không ít người dân Thượng thành lo lắng.

Bài toán về phát triển kinh tế ở khu tái định cư Hương Sơ không chỉ là vấn đề của người dân đến từ khu vực Thượng thành mà còn là chủ đề được chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế nhắc đến nhiều trong các cuộc họp. Như Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế 
Phan Ngọc Thọ từng nói: “Định hướng phát triển kinh tế cho người dân Thượng thành tại nơi ở mới cũng một trong những mục tiêu cần phải đạt được của chính quyền địa phương”.

Trong số hơn 500 hộ dân Thượng thành di cư về nơi ở mới trong năm 2020, có nhiều hộ đã xây dựng được kinh tế bền vững với các nghề thủ công, gia truyền, song vẫn còn rất nhiều hộ có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Đáng chú ý là trong số 28 hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn được chính quyền hỗ trợ xây nhà, hầu hết đều làm lao động tự do. Có người là công nhân, có người bán vé số, có người chạy xe ôm… cuộc sống mưu sinh nay đây mai đó.

Trở ngại lớn nhất của người dân sau khi chuyển về nơi ở mới là khoảng cách địa lý, từ khu vực Eo Bầu, Thượng thành, di tích Kinh thành Huế đến khu tái định cư phường Hương Sơ  khoảng hơn 5km. Theo nhiều hộ dân chia sẻ, mặc dù khoảng cách đó tuy không lớn nhưng nhất thời đủ khiến họ gặp khó, khó trong việc đưa đón con cái đi học, giao thương buôn bán, kinh doanh…

z2326818280580_38bf3b9b3fee0ddfe2278c89f7a31642(1).jpg
Vợ chồng anh Luân, chị Vui quyết tâm cải thiện đời sống kinh tế trong năm mới 2021 - Ảnh: QS
z2326817763465_2c7a03aef021e39d135c6051649283d4(1).jpg
Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế thường xuyên động viên người dân Thượng thành sau khi về nơi ở mới - Ảnh: QS

Loay hoay lau chùi chiếc xe Wave cũ trong ngày cuối năm, anh Võ Minh Luân kể về cuộc sống mưu sinh của cả 2 vợ chồng: “Từ trước đến nay cả nhà chúng tôi mưu sinh chủ yếu bằng chiếc xe Wave này, hằng ngày tôi chạy xe ôm bên bờ Nam sông Hương, còn vợ thì đạp xe đi bán vé số dạo. Chiếc xe này vừa dùng để mưu sinh, vừa dùng để đưa đón 2 đứa con đến trường”.

Theo lời anh Luân, từ khi gia đình chuyển về sống ở khu tái định cư, cơ sở vật chất, đường sá khang trang hơn trước rất nhiều nhưng gia đình chúng tôi gặp không ít khó khăn trong việc mưu sinh kiếm sống. “Vợ tôi vốn sức khỏe không được tốt, từ ngày về nhà mới do khoảng cách xa hơn nên đã không thể đạp xe đi bán vé số dạo như trước nữa. Việc đưa đón 2 đứa con đi học cũng không còn thuận tiện như trước. Vì thế 2 vợ chồng quyết định sang năm mới sẽ tìm một công việc khác ở gần nhà để thuận tiện chăm sóc các con”, anh Luân chia sẻ.

Nhiều kế hoạch đã được 2 vợ chồng bàn bạc với nhau như sau khi đón tết xong sẽ vay mượn khắp nơi để có vốn mở cửa hàng để vợ buôn bán nhỏ lẻ tại nhà còn anh Luân sẽ đi xin việc ở một số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp gần nhà hoặc sẽ xin đi làm thợ học nghề. Bằng các kế hoạch đã chuẩn bị sẵn, 2 vợ chồng anh Luân và chị Vui đặt quyết tâm sẽ tích góp thanh toán hết nợ nần trong thời gian sớm nhất.

Trường hợp gia đình anh Võ Minh Luân và chị Lê Thị Vui là minh chứng rõ nhất cho sự khó khăn trong việc hòa nhập phát triển kinh tế tại nơi ở mới của người dân Thượng thành. Ngoài trường hợp gia đình anh Luân còn có trường hợp gia đình anh Vương Quốc Đính. Gia đình anh Đính cũng thuộc nhóm 28 hộ đặc biệt khó khăn được chính quyền hỗ trợ xây nhà mới.

z2328244408220_006ff03035a3070526eb528a38ccbbe0.jpg
Anh Đính tạm gác mọi công việc, vui vẻ đón tết ở một căn nhà mới khang trang, sạch sẻ - Ảnh: QS
z2328244424706_c4106ececd89a4d7bb0ea9ec41b1989f.jpg
Nhiều hạng mục trong khu tái định cư Hương Sơ đang được gấp rút hoàn thiện - Ảnh: QS

Cũng giống như anh Luân, trong những ngày cuối năm, anh Đính đã xin nghỉ công việc phụ hồ để ở nhà lau dọn nhà cửa chờ đón tết, để rồi sau tết sẽ tìm một công việc mới tốt hơn, gần nhà hơn để có điều kiện chăm sóc gia đình.

Gom nhiều bộ áo quần lấm lem dính đầy xi măng, cát bụi để bỏ ra bãi rác, anh Đính kể mình đã làm thợ hồ hơn 10 năm nay và đây cũng là công việc chính để anh nuôi cả gia đình. “Đã làm thợ hồ hơn 10 năm nhưng đến nay tôi cũng quyết định sẽ tìm cho mình công việc mới tại nơi ở mới. Cả gia đình đã sống khổ cực trong mấy chục năm qua, giờ đã về nơi ở mới, khang trang sạch đẹp hơn trước, mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là vươn lên, cải thiện đời sống cho các con”, anh Đính tâm sự.

Theo lời anh Đính, động lực khiến cả 2 vợ chồng anh đặt quyết tâm tìm công việc mới đến từ lời động viên của ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cụ thể, ngày 2 vợ chồng anh chuyển về nơi ở mới, Chủ tịch tỉnh đã động viên những người dân thuộc diện đặc biệt khó khăn rằng sau khi ổn định nhà cửa cần tập trung phát triển kinh tế, về nơi ở mới, có điều kiện cơ sở hạ tầng dân cư đông đúc, xung quanh có nhiều cơ sở thủ công nghiệp thì không khó để những người dân nghèo tìm kiếm công việc ổn định cải thiện đời sống.

z2328254561546_30f84242fd2461c39a2ee6c0508bfdd1.jpg
Lãnh đạo tỉnh TT-Huế kiểm tra, thúc đẩy tiến độ xây dựng hệ thống trường học ở khu tái định cư Hương Sơ - Ảnh: UB

Đúng như lời anh Đính kể, song song với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án di dân Kinh thành Huế, chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế hết sức quan tâm đến việc phát triển kinh tế của người dân sau khi về nơi ở mới.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến thời điểm hiện tại hệ thống cơ sở vật chất, trường học, trạm y tế… ở khu tái định cư Hương Sơ sắp sửa được hoàn thành. Tại khu vực này sẽ hình thành một khu dân cư kiểu mẫu gồm có hệ thống điện, đường, trường, trạm hoàn chỉnh, xung quanh là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ giúp giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Theo ông Thọ, nhiều kiến nghị của người dân đã được đưa ra nghiên cứu, cùng với đó nhiều chính sách ưu đãi, có lợi cho người dân đã được địa phương triển khai thực hiện. “Dự án di dân Kinh thành Huế đã nhận được sự đồng tình rất cao của Thủ tướng Chính phủ, Chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế đã và sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân sau khi về nơi ở mới có thể phát triển kinh tế bền vững, cải thiện cuộc sống tốt hơn trước”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Bài liên quan
Tết của người dân Thượng thành: Xuân này đã khác xuân xưa
Xuân này đã khác xuân xưa, người dân Thượng thành Kinh thành Huế đã có lần đầu tiên được đón giao thừa tại nơi ở mới khang trang, sạch đẹp hơn trước rất nhiều.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tết của người dân Thượng thành: Năm mới, nơi ở mới và giấc mơ an sinh