Trong số phụ nữ hiện nay đang sống nuôi con một mình trong làng, có người già, người trẻ, thậm chí có người mới tuổi đôi mươi đã mất chồng vì tai nạn, nhưng tất cả họ đều một lòng hướng về con, tuyệt nhiên chẳng còn nghĩ đến chuyện trai gái.

Thách cưới bằng gạch ở ngôi làng mang tên Trinh Tiết

Một Thế Giới | 30/06/2015, 07:03

Trong số phụ nữ hiện nay đang sống nuôi con một mình trong làng, có người già, người trẻ, thậm chí có người mới tuổi đôi mươi đã mất chồng vì tai nạn, nhưng tất cả họ đều một lòng hướng về con, tuyệt nhiên chẳng còn nghĩ đến chuyện trai gái.

Nhờ vẻ đẹp mặn mà hiếm có, cộng với đức hạnh ngàn năm không sờn, phụ nữ làng Trinh Tiết còn may mắn có nhiều người được vua chúa một thời dành lòng ưu ái. Nhiều người phụ nữ xuất thân từ làng sau trở thành vợ, thành thê thiếp của vua vẫn giữ trọn một lòng, trọn đạo phu thê. Ông Hoàng Xuân Công, cán bộ văn hóa xã Đại Hưng tự hào cho biết: "Chính vì vậy mà con gái làng chúng tôi có giá lắm". Hiện nay ở làng, chỉ cần hỏi thôi, dân trong làng sẽ kể vanh vách cái danh sách mãi chẳng hết những người phụ nữ một mình nuôi con trong làng. 

Ngôi làng của những thục nữ

Ở xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội có ngôi làng mang tên khá kỳ lạ: Trinh Tiết. Không chỉ là từ cái tên, làng Trinh Tiết còn là ngôi làng với những nét văn hóa độc đáo khiến nhiều người phải trầm trồ.

Làng Trinh Tiết có hơn 900 hộ dân, đa số người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Đặc biệt, gái làng Trinh Tiết nổi tiếng là những cô gái khéo tay, thục nữ, đảm đang tháo vát có tiếng. Từ những hàng lúa cấy thẳng tắp, xanh mơn mởn đến những dải lụa, áo the vừa vuông vắn, mịn màng thơm hương tay người dệt. Gái làng Trinh Tiết còn nức tiếng gần xa nhờ sự sáng tạo trong kĩ thuật làm cốm. Cốm làng Trinh Tiết được ướp hương của quả chuối tiêu chín ngọt, khiến cốm vừa ngon vừa giòn lại mang một hương vị rất riêng của những cô gái làng.

Gái làng Trinh Tiết từ lâu đã trở thành một "thương hiệu" khiến chàng trai nào cũng muốn rước về làm vợ. Không chỉ đảm đang, không chỉ tháo vát, phụ nữ nơi đây còn khiến nhiều đấng mày râu cảm phục bởi đức hạnh. Câu chuyện về những người mẹ, người bà thủ tiết với chồng, một lòng nuôi con không phải chuyện hiếm ở làng Trinh Tiết. Dân làng Trinh Tiết tự hào trong thôn không có phụ nữ đi ngược lại giá trịvăn hóa dân tộc, không có chuyện "ăn cơm trước kẻng" hay mang thai con "ngoài giá thú". Ý thức giữ gìn phẩm hạnh đã khiến cho những cô gái làng Trinh Tiết rất đáng để lấy làm vợ. Điều này xuất phát từ truyền thống văn hóa lịch sử xa xưa của làng, cho đến nay vẫn được muôn đời các thế hệ con cháu gìn giữ và bảo tồn.

Người dân làng Trinh Tiết ai cũng tự hào về truyền thống của làng mình nhưng không mấy ai biết chi tiết về nguồn gốc tên gọi cũng như những câu chuyện liệt nữ thờ chồng trong lịch sử. Cả những người già và lớn tuổi cũng chỉ nhớ một cách mang máng về những câu chuyện truyền miệng của các cụ ngày trước. Nhưng dẫu thế những con đường được xây nên từ đá "trinh tiết" vẫn hiển hiện như một minh chứng cho sức sống lâu bền của truyền thống coi trọng phẩm giá tốt đẹp ấy!

Truyền thng gìn giữ tiếthạnh

Ở làng Trinh Tiết có cụ Kiều Ngọc Úc nay đã hơn 80 tuổi là người thông thạo Nho học và am tường văn sử. Cụ cho biết, ngôi làng Trinh Tiết trước có tên là làng Bối Lang. Sau vì người dân đổ về buôn bán, trồng dâu nuôi tằm rồi đem bán ở chợ Siêu ngày một đông nên làng có tên là làng Siêu.

Ngày xưa, ở làng Siêu có một người con gái tên Trần Thị Thanh vừa mang vẻ đẹp sắc nước hương trời lại rất mực dịu dàng, nhân ái. Bà Thanh sinh một người con trai đặt tên Bảo công. Bảo công vừa lên sáu thì cha mất. Kể từ đó, bà Thanh gắng sức làm thuê, làm mướn kiếm tiền nuôi con. Tuy được nhiều người ngỏ ý nhưng bà một lòng thờ chồng, nuôi con. Sau này, Bảo công lớn lên có công tập hợp binh mã, giúp vua Triệu Việt vương thắng trận năm 550. Trong khi con trai tận lực phù trợ vua thì ở quê nhà bà Thanh mất, khép lại một cuộc đời thủ tiết thờ chồng và nuôi con thành người tài giỏi. Gần 500 năm sau, khi vua Lý Thánh Tông du thuyền trên sông Đáy động lòng trước cảnh sắc thanh bình của làng Siêu nên lên bờ thăm thú. Vừa mê mẩn trước những cô gái làng Siêu sắc nước hương trời lại cảm động vô cùng khi nghe chuyện về bà Trần Thị Thanh, vua ra sắc lệnh đổi tên làng Siêu thành làng Trinh Tiết.

Cái tên làng Trinh Tiết ra đời càng tạo thêm động lực to lớn cho những cô gái làng Siêu giữ tròn bổn phận người thục nữ của mình. Kế tục bà Thanh, có nhiều người mẹ, người chị, người bà nối gót thờ chồng nuôi con dù bao nỗi lo toan vất vả ghì nặng trên vai. Trong chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp, nhiều người lính của làng ra đi khi tuổi còn xanh, mãi mãi không trở về. Thời gian chồng đi kháng chiến, những người vợ ở làng vừa chăm sóc con cái vừa giỏi giang đảm trách việc đồng áng. Hình ảnh người con gái đi cày cũng chẳng có gì lạ ở làng này. Họ trở thành những hậu phương vững chắc, đầy kiên cường của những người lính ngoài mặt trận. Chiến tranh, súng đạn vốn chẳng chừa một ai, tin báo tử từ khắp nơi đổ về. Nhiều người vợ, dẫu tuổi đời còn trẻ vẫn kiên định tình cảm với chồng, một lòng chăm lo cho con, cho bố mẹ bên chồng, chẳng màng riêng tư.

Nhờ vẻ đẹp mặn mà hiếm có, cộng với đức hạnh ngàn năm không sờn, làng Trinh Tiết còn may mắn có nhiều người được vua chúa một thời dành lòng ưu ái. Nhiều người phụ nữ xuất thân từ làng sau trở thành vợ, thành thê thiếp của vua vẫn giữ trọn một lòng, trọn đạo phu thê. Ông Hoàng Xuân Công, cán bộ văn hóa xã Đại Hưng tự hào cho biết: "Chính vì vậy mà con gái làng chúng tôi có giá lắm". Hiện nay ở làng, chỉ cần hỏi thôi, dân trong làng sẽ kể vanh vách cái danh sách mãi chẳng hết những người phụ nữ một mình nuôi con trong làng. Trong số phụ nữ hiện nay đang sống nuôi con một mình trong làng, có người già, người trẻ, thậm chí có người mới tuổi đôi mươi đã mất chồng vì tai nạn, nhưng tất cả họ đều một lòng hướng về con, tuyệt nhiên chẳng còn nghĩ đến chuyện trai gái.

Những con đường gạch

Tỏa đi khắp ngõ trong làng Trinh Tiết là những con đường lát gạch nâu đỏ phẳng phiu. Một người lớn tuổi trong làng cho biết, những con đường gạch này có từ lâu lắm rồi, giờ đã hư hại nhiều. Điều đặc biệt, đường trong làng được xây hoàn toàn từ đá "trinh tiết”.

Thuở trước, làng Trinh Tiết không đẹp và giàu như bây giờ. Khắp nơi trong làng đều lầy lội bùn, hễ là đến ngõ là lấm lem, khổ nhất là những ngày mưa dầm dề! Trước thực trạng ấy, các cụ trong làng đã đặt ra một cái lệ, hễ những cô gái nào muốn lấy chồng đều phải đóng góp gạch để xây đường cho làng, cô nào lấy chồng gần thì 200 viên gạch, xa thì 400 viên. Lệ đóng gạch của những cô dâu sắp cưới bắt đầu từ đó.

Để có được gạch đóng cho làng nhiều cô gái trong làng đã phải sớm hôm chăm chỉ dệt vải đến bao giờ đủ tiền mua gạch mới được đi lấy chồng. Gạch của những thiếu nữ cần mẫn đóng góp, do đó được gọi là gạch "trinh tiết". Qua nhiều năm, hết thế hệ này đến thế hệ khác, những con đường gạch trong làng dần được xây dựng và nối dài. Cách đây chừng trăm năm, làng Trinh Tiết đẹp và giàu sang cũng nhờ chính những con đường gạch ấy. Dần dà, khi những con đường đã được trải gạch kín mít, những cô dâu sắp xuất giá không còn phải lo mua gạch cho làng nữa, lệ ấy cũng vì thế mà mất dần. Đến nay, cô dâu làng Trinh Tiết không còn tập tục mua gạch xây đường làng nữa. Những con đường gạch đỏ năm xưa cũng đã được thay bằng đường bê tông, đường nhựa gần hết nhưng những dấu tích của những viên gạch đỏ vẫn là những minh chứng, nhắc nhở những thế hệ sau về một truyền thống tốt đẹp của làng. Như tâm niệm của muộn người phụ nữ làng Trinh Tiết khi đã lấy chồng là nguyện chung thủy đời đời, kiếp kiếp...

Theo Hiền Hậu (Đang yêu)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thách cưới bằng gạch ở ngôi làng mang tên Trinh Tiết