Vào ngày 21.4, ông Prayuth Chan-ocha, đương kim Thủ tướng Thái Lan, đã cáo buộc cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra là người đứng sau các cuộc biểu tình quy mô nhỏ diễn ra tại thủ đô Bangkok tuần qua.

Thái Lan: Chính quyền quân sự cáo buộc ông Thaksin kích động biểu tình

Cẩm Bình | 22/04/2016, 11:42

Vào ngày 21.4, ông Prayuth Chan-ocha, đương kim Thủ tướng Thái Lan, đã cáo buộc cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra là người đứng sau các cuộc biểu tình quy mô nhỏ diễn ra tại thủ đô Bangkok tuần qua.

Sau khi tiến hành đảo chính và lên nắm quyền vào năm 2014, chính quyền quân sự do tướng Prayuth Chan-ocha đứng đầu đã banhành thiết quân luật, cấm các cuộc tụ tập biểu tình cũng như các hành động lên tiếng chỉ trích chính quyền.

Nhưng từ ngày 18.4, những nhà hoạt động nước này đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô nhỏ tại nhiều nơi ở thủ đô Bangkok để phản đối một bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do phía quân đội đề xuất cũng như việc chính quyền bắt giam một cựu bộ trưởng vì dám lên tiếng phản đối dự thảo này.

Giới chức Thái đã nhanh chóng trấn áp các cuộc biểu tình và bắt giữ một số đối tượng tham gia. May mắn là đã không nổ ra bạo lực giữa hai bên.

Khi được hỏi về việc ai là người đứng đằng sau các cuộc biểu tình này, ông Prayuth Chan-ocha, đương kim thủ tướng Thái Lan, cho biết chính là “Thaksin Shinawatra và những nhà vận động hành lang sinh sống tại nước ngoài”.

Sau khi bị lật đổ vào năm 2006, hiện ông Thaksin đang sống lưu vong tại nước ngoài. Tuy nhiên, danh tiếng cũng như ảnh hưởng của ông tại Thái vẫn còn rất lớn, đặc biệc là đối với người nghèo sống ở nông thôn. Với sự giàu có của mình, ông được xem là có khả năng hỗ trợ các hoạt động chống đối chính phủ.

Cựu thủ tướng Thái Lan vẫn chưa có phản hồi gì sau khi bị ông Prayuth Chan-ocha cáo buộc, nhưng ông Noppadon Pattama, cố vấn pháp lý của ông Thaksin, đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc của đương kim Thủ tướng.

“Ông Thaksin Shinawatra không làm việc cho bất cứ nhà vận động hành lang nào ở nước ngoài và cũng không hề đứng sau bất cứ một chính phủ lưu vong nào”, ông Noppadon khẳng định.

Theo phía phản đối chính quyền quân sự, dự thảo sửa đổi hiến pháp lần này nhằm mục đích tăng thêm quyền lực cho giới quân đội chứ không hề có tác dụng giải quyết sự chia rẽ, mở ra sự ổn định và xây dựng nền chính trị trong sạch như ông Prayuth Chan-ocha đã tuyên bố. Dự thảo sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý vào ngày 7.8

Ông Watana Muangsook, một cựu bộ trưởng dưới thời ông Thaksin, vì đăng những ý kiến chỉ trích bản dự thảo sửa đổi hiến pháp trên trang Facebook của mình nên đã bị chính quyền bắt giam vào ngày 18.4

Chính quyền quân sự Thái Lan hứa hẹn tổ chức bầu cử vào giữa năm sau.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan từng là mục tiêu của lừa đảo bằng AI
Ai cũng có thể là mục tiêu của kẻ lừa đảo qua điện thoại, kể cả nguyên thủ quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan: Chính quyền quân sự cáo buộc ông Thaksin kích động biểu tình