Sáng 17.1.2016, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam chủ trì, phối hợp với tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức buổi lễ đặt viên đá khởi công xây dựng khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa.

Thân nhân các tử sĩ dự khởi công tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa

Một Thế Giới | 17/01/2016, 14:57

Sáng 17.1.2016, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam chủ trì, phối hợp với tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức buổi lễ đặt viên đá khởi công xây dựng khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa.

Thông cáo phát đi từ báo Lao Động, cơ quan của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho hay, tham dự buổi lễ ngoài hơn 150 quan khách là cán bộ các cơ quan trung ương và địa phương, còn có thân nhân các tử sĩ quân đội VNCH trong trận hải chiến tại Hoàng Sa năm 1974, cùng hơn 150 người dân Lý Sơn là hậu duệ của các đội hùng binh kiêm quản Bắc Hải năm xưa.
Toàn bộ khu tượng đài được đặt trên diện tích gần 2 ha trên đỉnh núi Thới Lới, phía đông bắc đảo Lý Sơn.
Khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa có tên “Người mẹ thắp lửa” do KTS Trần Văn Dũng (Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư bất động sản Việt Tín) thực hiện, được chọn từ 100 bản vẽ, 5 mô hình, 21 bộ thuyết minh và đĩa CD mô phỏng công trình của 21 đơn vị, tập thể và cá nhân tham gia, trong cuộc thi phác thảo đồ án thiết kế xây dựng Khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa cách đây một năm, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.
Than nhan 74 tu si du khoi cong tuong dai Nghia si Hoang Sa-hinh-anh-1
 Người dân bên viên đá đầu tiên của khu tưởng niệm- Ảnh: Lê Đình Dũng..
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng ghi nhận: ““Người mẹ thắp lửa” đã thể hiện được ý nghĩa hướng về các bậc tiền nhân, bởi tổ tiên chúng ta đã phát hiện và xác lập chủ quyền Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn, đến thời thực dân Pháp, người dân Việt Nam đã ra xây dựng ngọn hải đăng, nhiều người làm việc và nằm lại ở Hoàng Sa, hình ảnh về đội hùng binh năm xưa”…
“Đáng chú ý, ngày 19.1.1974, 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu và ngã xuống vùng biển Hoàng Sa trong trận hải chiến với quân Trung Quốc xâm lược. Ngoài ra nhiều ngư dân khi đi đánh bắt gặp bão gió cũng đã nằm lại Hoàng Sa... Ở bất kỳ thời điểm nào, Hoàng Sa cũng luôn nằm trong trái tim của người dân Việt Nam. Đến nay, trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam luôn đau đáu về Hoàng Sa - một phần máu thịt của đất mẹ Việt Nam”.
Việc xây dựng khu tưởng niệm “ Nghĩa sĩ Hoàng Sa” nằm trong khuôn khổ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động tại Đà Nẵng vào tháng 3.2014.
Hai năm qua, nhân dân trong và ngoài nước, cùng công nhân lao động, các tổ chức Công đoàn, đã tích cực ủng hộ chương trình hàng trăm tỷ đồng để chăm sóc, xây cất sửa chữa nhà cửa, tạo công ăn việc làm… cho các gia đình, thân nhân liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma- Trường Sa năm 1988, tử sĩ Hoàng Sa năm 1974, các trường hợp ngư dân gặp khó khăn…
Đặc biệt tháng 5.2014, trong gần một tháng Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Đông, chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa cũng đã tổ chức hỗ trợ, động viên tinh thần, vật chất cùng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư… hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Tháng 3.2015, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã khởi công xây dựng Khu tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma- Trường Sa năm 1988, tại bán đảo Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà.

Lê Đình Dũng-Tới Phan

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thân nhân các tử sĩ dự khởi công tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa