Ngày 30.6, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm.
Thị trường và chính sách

Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu tôm Cà Mau

Trần Khải 18:55 30/06/2024

Ngày 30.6, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, những năm qua, ngành tôm của địa phương liên tục đạt được tăng trưởng tốt về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Năm 2023, tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh gần 280.000ha, sản lượng đạt 231.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu tôm ngày càng khó khăn do phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU; việc áp dụng các hệ thống chất lượng phù hợp, thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm và giá xuất khẩu của các mặt hàng tôm có xu hướng giảm và sự cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế.

z5588486207121_e7aeb2729c299a9a8f2fabd089fe7c54.jpg
Cà Mau kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu ngành tôm

Theo quy định mới, từ năm 2024, đối với toàn bộ các sản phẩm tôm khi muốn nhập khẩu vào thị trường EU phải có trong chương trình giám sát dư lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng tôm bạc thẻ (Penaeus merguiensis) và tôm chì (Metapenaeus ensis) không nằm trong chương trình giám sát dư lượng, dẫn đến các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì vào thị trường EU có khả năng không xuất được hàng, bị phạt và bồi thường hợp đồng, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mất khách hàng.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp trong tỉnh Cà Mau có kế hoạch xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì vào thị trường EU sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

Từ thực tế trên, để tháo gỡ khó khăn và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp có thế mạnh xuất khẩu loại tôm bạc thẻ, tôm chì và người dân do bị mất đi thị trường xuất khẩu, UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường khẩn trương xem xét bổ sung đối tượng tôm bạc thẻ và tôm chì vào chương trình giám sát dư lượng năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đồng thời, trong thời gian chờ bổ sung vào chương trình giám sát dư lượng, liên hệ với cơ quan thẩm quyền của EU cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì sang EU trong thời gian sớm nhất của năm 2024.

Bài liên quan
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ Hiệp hội BĐS TP.Cần Thơ phát triển
Ngày 20.2, Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ (CaREA) tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (2.2.2010 - 2.2.2025). Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch CaREA Dương Quốc Thủy cho rằng, sau 15 năm thành lập, hiệp hội đã có bước tiến lớn về tổ chức, nhân lực, những hoạt động thiết thực hỗ trợ cho hội viên và thị trường bất động sản (BĐS) Cần Thơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Duy trì mức tăng trưởng cao, liên tục trong 20 năm tới
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Không còn cách nào khác, chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới năm 2045, chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu tôm Cà Mau