Một người trong lĩnh vực cung ứng nói với Nikkei Asia: "Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài theo dõi tình hình Việt Nam hàng ngày và chờ họ tăng sản lượng".

Thế giới mong ngóng nhà máy Việt Nam hoạt động lại để mua iPhone 13

Anh Tú | 29/09/2021, 12:35

Một người trong lĩnh vực cung ứng nói với Nikkei Asia: "Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài theo dõi tình hình Việt Nam hàng ngày và chờ họ tăng sản lượng".

Theo Nikkei Asia, người mua iPhone 13 của Apple đang phải đối mặt với thời gian giao hàng lâu hơn dự kiến ​​do tình hình COVID-19 tại Việt Nam và việc gã khổng lồ công nghệ Mỹ triển khai tính năng camera mới.

Sự gián đoạn chủ yếu liên quan đến nguồn cung cấp camera cho 4 mẫu iPhone 13 bị hạn chế vì một số lượng lớn các bộ phận linh kiện được lắp ráp tại Việt Nam.

Các nguồn tin trong chuỗi cung ứng dự kiến ​​việc tung ra iPhone mới trong năm nay sẽ tương đối suôn sẻ, do hầu hết các thay đổi đối với các thiết bị chỉ mang tính tăng cường. Nhưng nảy sinh đã xảy ra khi công ty đã mở rộng việc sử dụng tính năng ổn định hình ảnh quang học (OIS) bằng công nghệ dịch chuyển cảm biến (sensor-shift) của mình cho cả bốn mẫu iPhone 13 vốn chỉ có trong iPhone 12 Pro Max cao cấp trước đây. Điều này đã đặt các nhà cung cấp vào tình thế phải tăng cường sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng, trong bối cảnh bị hạn chế nghiêm trọng do COVID-19.

"Các nhà lắp ráp vẫn có thể sản xuất iPhone mới, nhưng có một khoảng cách về nguồn cung khiến lượng mô-đun camera dự trữ sắp hết", một trong những giám đốc điều hành am tường nói trực tiếp với Nikkei Asia. "Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài theo dõi tình hình Việt Nam hàng ngày và chờ họ tăng sản lượng".

Tình hình có thể cải thiện ngay vào khoảng giữa tháng 10 khi một trong những cơ sở sản xuất mô-đun camera iPhone quan trọng ở các tỉnh miền nam Việt Nam, đã dần hoạt động trở lại trong những ngày gần đây, sau nhiều tháng gián đoạn, một giám đốc điều hành khác cho hay.

Thời gian chờ đợi hiện tại cho một chiếc iPhone 13 Pro Sierra Blue dung lượng 512 gigabyte (GB), lên đến 5 tuần ở Trung Quốc - thị trường lớn thứ ba của Apple - trong khi thời gian chờ đợi cho cùng một mẫu máy ở Nhật Bản cũng là 5 tuần và ở Mỹ là 4 tuần. Ngay cả thời gian chờ đợi cho iPhone 13 mini với màn hình nhỏ nhất trong số bốn mẫu iPhone mới, cũng là từ 7 đến 10 ngày ở Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

Giống như các công ty khác, Apple đã phải vật lộn với tình trạng thiếu chip và linh kiện chưa từng có trong cả năm đã kìm hãm doanh thu của hãng. Do đó, hãng đã chuyển hướng một số chip dành cho iPad mới của mình để sử dụng trong dòng iPhone 13, điều này cũng dẫn đến thời gian giao hàng lâu hơn dự kiến ​​cho iPad mới và iPad mini. Thậm chí, Apple đã phải giới hạn người tiêu dùng ở Trung Quốc chỉ được mua tối đa hai chiếc iPad mẫu mới ra mắt, một dấu hiệu cho thấy nguồn cung này cũng đang bị hạn chế.

Trong khi đó, nhiều nhà cung cấp của Apple đang cố gắng phản ứng với việc ngừng sản xuất trên diện rộng trong tuần này ở một số thành phố của Trung Quốc ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - nơi có nhiều nhà sản xuất công nghệ. Việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát tiêu thụ năng lượng đã dẫn đến việc ngừng cung cấp điện công nghiệp trên khắp các tỉnh.

Cho đến nay, các nhà lắp ráp iPhone chính là Foxconn, Pegatron và Luxshare vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc cắt điện. Nhưng vẫn chưa rõ phạm vi của một phản ứng dây chuyền tiềm ẩn từ việc ngừng sản xuất tại các nhà sản xuất vật liệu, linh kiện, mô-đun và bộ phận. Các nhà cung cấp đang lo lắng về một làn sóng ngừng cung cấp điện bất ngờ khác vào tháng tới.

Việt Nam, một cường quốc sản xuất công nghệ mới nổi, đã phải hứng chịu bùng phát COVID kể từ tháng 4. Khu vực phía nam gồm TP.HCM và tỉnh Bình Dương, nơi đặt trụ sở của một số nhà cung cấp công nghệ, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến thể Delta.

Cũng như Apple, các nhà cung cấp khác như Netflix, Nike và Ikea đã buộc phải tạm ngừng sản xuất vào giữa tháng 7 khi các biện pháp nghiêm ngặt được áp dụng để ngăn chặn làn sóng coronavirus. Các công ty chỉ có thể hoạt động nếu công nhân sinh hoạt chỗ, mặc dù kể từ đó, nhiều nhà máy đã được cho phép mở cửa trở lại nếu công nhân được tiêm chủng, xét nghiệm thường xuyên và sống trong các khu vực không bị nhiễm bệnh.

Các phòng thương mại của Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc tại Việt Nam - tất cả đều đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài quan trọng - vào đầu tháng này đã lên tiếng bày tỏ khó khăn với chính phủ Việt Nam về tình hình trên. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới mong ngóng nhà máy Việt Nam hoạt động lại để mua iPhone 13