Ông Shusuke Fujuwara, tổng giám đốc tập đoàn điện lực Kansai của Nhật - hiện hợp tác với Việt Nam trong dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, cho biết tại hội thảo Điện hạt nhân, được tổ chức vào ngày 11.9.2014, tại đại học Bách khoa TP.HCM.

Thế giới vẫn chưa có cách xử lý chất thải từ điện hạt nhân

Một Thế Giới | 13/09/2014, 10:17

Ông Shusuke Fujuwara, tổng giám đốc tập đoàn điện lực Kansai của Nhật - hiện hợp tác với Việt Nam trong dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, cho biết tại hội thảo Điện hạt nhân, được tổ chức vào ngày 11.9.2014, tại đại học Bách khoa TP.HCM.

Chất thải từ sản xuất điện hạt nhân rất độc hại, là phần nguyên liệu đã được sử dụng sau khi sản xuất điện hạt nhân.
Theo ông Fujuwara, hiện nay toàn bộ rác thải từ sản xuất điện hạt nhân của các công ty trong tập đoàn Kansai được chôn tại một ngôi làng bỏ hoang ở Nhật.
Trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình, Việt Nam cam kết là không sử dụng hay tái chế nguyên liệu sau khi sản xuất điện hạt nhân - tức là toàn bộ chất thải sau sản xuất điện này sẽ không ở Việt Nam, mà sẽ do đối tác cung cấp nguyên liệu sản xuất điện hạt nhân đem về nước họ xử lý.
Tuy nhiên, trao đổi về điều này, ông Fujuwara cho biết, đúng là Việt Nam có cam kết này, nhưng hiện nước nào sẽ cung cấp nguyên liệu để sản xuất điện hạt nhân cho Việt Nam thì chưa biết. Nhưng theo nguyên tắc trên thế giới, nước nào sử dụng nguyên liệu này thì phải chịu trách nhiệm xử lý chất thải sau khi sản xuất điện. Và chắc chắn Nhật không đem chất thải này về nước mình. 
Theo nguyên tắc trên thế giới, nước nào sử dụng nguyên liệu cho điện hạt nhân thì phải chịu trách nhiệm xử lý chất thải sau khi sản xuất điện. 
Theo ông Fujuwara, việc đem chất thải này ra nước ngoài xử lý rất tốn kém, vì vậy Nhật mới chọn phương án chôn lấp nó tại một khu vực được cách ly hoàn toàn với bên ngoài. “Với một nhà máy có 6 toubin, hoạt động trong 40 năm thì sẽ thải ra khoảng 5 tấn chất thải. Khối lượng này chỉ cần một ngôi làng bỏ hoang dùng để chôn lấp”, ông Fujuwara nói thêm.
Tuy nhiên, với tính độc hại của loại chất thải này, ông Fujuwara cho biết, Nhật vẫn đang nghiên cứu để xử lý nó, nhưng đến nay chưa thành công.
Trả lời “đánh giá như thế nào về bộ quy chẩn an toàn của Việt Nam hiện nay với điện hạt nhân” của Một Thế Giới, ông Fujuwara cho biết: hiện phía Kansai đang trao đổi với Việt Nam về quy chuẩn này, đồng thời cũng giới thiệu với Việt Nam bộ luật của Nhật về điện hạt nhân.
Trước đây, tập đoàn Tepco đã ký với Việt Nam cùng nhau xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Tuy nhiên sau đó, Tepco rút khỏi dự án này và tập đoàn điện lực Kansai bước vào thay thế.
Hiện nay, toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân đều bị dừng hoạt động tại Nhật, sau sự cố nhà máy điện Fukushima I do sóng thần Sendai 2011. Trước đó, điện hạt nhân đã cung cấp 40% điện cho toàn nước Nhật.
Lê Quỳnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới vẫn chưa có cách xử lý chất thải từ điện hạt nhân