Có lẽ chưa bao giờ vị thế của châu Á lại trở nên lớn đến thế trong con mắt người phương Tây như thời điểm hiện tại. Chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử của ông Trump cùng chính sách “First America” về một khía cạnh có thể xem như phản ứng trong thế yếu của nước Mỹ trước Trung Quốc trong các vấn đề như việc làm và thặng dư thương mại.

'Thế kỷ châu Á' có thể sẽ không bao giờ đến

01/04/2017, 15:14

Có lẽ chưa bao giờ vị thế của châu Á lại trở nên lớn đến thế trong con mắt người phương Tây như thời điểm hiện tại. Chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử của ông Trump cùng chính sách “First America” về một khía cạnh có thể xem như phản ứng trong thế yếu của nước Mỹ trước Trung Quốc trong các vấn đề như việc làm và thặng dư thương mại.

Trước khi cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong thời gian tới, có lẽ chưa bao giờ vị thế của châu Á lại trở nên lớn đến thế trong con mắt người phương Tây. Chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử của ông Trump cùng chính sách “First America” về một khía cạnh có thể xem như phản ứng trong thế yếu của nước Mỹ trước Trung Quốc trong các vấn đề như việc làm và thặng dư thương mại khổng lồ của quốc gia châu Á. Bản thân các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thừa nhận sự hồi phục và tăng trưởng của kinh tế thế giới phần lớn là nhờ vai trò của các nền kinh tế lớn châu Á, đồng thời dự báo đến giai đoạn 2050 thì vị trí các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ thuộc về các quốc gia châu Á. Vậy, “thế kỷ châu Á” phải chăng đã ở gần kề?

Người phương Tây được cho là từ lâu đã có một sự say mê nhất định đối với phương Đông, khi rất nhiều người dự đoán rằng thời điểm được coi là “thế kỷ châu Á” trong đó các nước phương Đông giữ vị thế thống trị về kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Nhật Bản với tốc độ hồi phục thần kỳ từ đống tro tàn sau thế chiến thứ 2 là ví dụ điển hình. Việc mua các tài sản đắt giá và mang tính biểu tượng của Mỹ như khu resort sân golf ở bãi biển Pebble hay tòa nhà Rockefeller Center ở Manhattan vào những năm 1980 khi kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chóng mặt được xem là một dấu hiệu rõ rệt của sự trỗi dậy châu Á.

Niềm tin này tiếp tục được củng cố bất chấp sự suy giảm đáng kể của kinh tế Nhật Bản những năm 1990. Nó chuyển hướng sang các nền kinh tế mới nổi khác tại phương Đông với tên gọi: những con hổ châu Á. Bốn con hổ đầu tiên lọt vào danh sách là Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Danh sách được bổ sung bằng những cái tên khác sau đó như Malaysia, Thái Lan, Philippines và giờ đây là Pakistan, Việt Nam, Indonesia và Bangladesh.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 chỉ tạm thời làm gián đoạn niềm say mê của phương Tây với phương Đông và gián đoạn luôn triển vọng về một “thế kỷ châu Á”. Tuy nhiên nó nhanh chóng trở lại khi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009, nền kinh tế các nước phương Tây chững lại và động lực dần chuyển sang các nền kinh tế xuất khẩu tại phương Đông. Không ít nhà kinh tế tin rằng các nước xuất khẩu châu Á có thể độc lập tăng trưởng về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu ảm đạm, và thậm chí có thể trở thành chỗ dựa cho sự hồi phục trở lại của các nền kinh tế phương Tây.

Trung Quốc là một điển hình: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc giảm từ mức hai con số xuống còn 6,3% trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng phục hồi rất nhanh nhờ chương trình kích cầu của chính phủ vào năm 2009. Tăng trưởng tín dụng dễ dãi thúc đẩy sự bùng nổ của bất động sản và lạm phát, chi phí xây dựng hạ tầng cao quá mức đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế thay cho xuất khẩu. Cũng giống như Nhật Bản và các con hổ châu Á trước đây, nhiều người tin rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là tự duy trì và không liên quan đến các nền kinh tế suy yếu và đang hồi phục ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng điều đó có vẻ như là một sai lầm.

Có 5 lý do chính lý giải việc “Thế kỷ châu Á” có thể sẽ không bao giờ đến:

1. Toàn cầu hóa gần như đã hoàn thành: Không còn nhiều cơ sở sản xuất ở châu Âu và Bắc Mỹ thuộc diện có thể chuyển sang các nền kinh tế mới nổi nữa, trong khi thị trường phương Tây gần như đã ở trong tình trạng bão hòa với hàng xuất khẩu từ châu Á và thực tế là các nước châu Á đang cạnh tranh dữ dội để tranh giành thị phần của một miếng bánh đã được cố định. Hàng xuất khẩu châu Á đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước mới nổi khác cũng giống như những gì diễn ra ở Nhật Bản vài thập kỷ trước. Trừ khi kinh tế Mỹ và châu Âu hồi phục mạnh, nếu không thì khả năng duy trì tăng trưởng của các nền kinh tế dựa trên xuất khẩu của châu Á cũng sẽ chậm hẳn lại.

2. Sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa của nền kinh tế mới nổi ở châu Á tỏ ra chậm chạp. Trung Quốc là một ví dụ, bất chấp những nỗ lực của chính phủ thì tốc độ chuyển đổi của nước này gần như không đáng kể. Chi tiêu nội địa của Trung Quốc vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 37%, thấp hơn nhiều so với 68,1% của Mỹ, 58,6% của Nhật và thậm chí là 51,9% của Nga.

3. Hạn chế về khả năng điều hành và văn hóa: Hầu hết các nền kinh tế lớn nhất châu Á đều phát triển theo mô hình chỉ đạo từ trên xuống dưới thay vì tự do hóa nền kinh tế theo hướng thị trường. Điều này không chỉ có nghĩa là sẽ có nhiều rủi ro mang tính chính trị với nền kinh tế hơn, mà sự ổn định về lâu dài của nền kinh tế cũng bị đặt dấu hỏi.

4. Các vấn đề về dân số: Hầu hết các nền kinh tế hàng đầu châu Á đều gặp vấn đề về dân số trong việc duy trì nguồn nhân lực cần thiết. Nhật Bản đang có dân số già nhất châu Á và thiếu hụt nhân công trầm trọng nhưng vẫn không khuyến khích phụ nữ làm việc. Trung Quốc mới đây cũng phải gỡ bỏ một phần chính sách sinh 1 con ở nước này. Xu hướng giảm dân số cũng đang diễn ra ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.

5. Các mối đe dọa về tranh chấp quân sự đang ngày càng gia tăng: châu Á hiện đang là khu vực có mức tăng trưởng chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới trong vài năm trở lại đây. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những căng thẳng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nguy cơ xung đột tiềm tàng ở khắp mọi nơi. Nhật Bản đang từ bỏ chính sách phòng vệ từ sau thế chiến 2 để chuyển sang một chính sách quốc phòng chủ động hơn. Có tới 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân tại khu vực, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan và Nga.

Kết luận lại, một “thế kỷ châu Á” là điều hoàn toàn có thể diễn ra trong tương lai, nhưng có lẽ nó sẽ không đến quá sớm như kỳ vọng của nhiều người. Lịch sử đã chứng minh, phương Tây cần tới gần 1.000 năm để phát triển các trụ cột cần thiết cho sự phát triển hiện nay mà hầu hết các nước châu Á đều chưa làm được tương tự. Chính vì thế, khó có thể tin rằng một thế kỷ chứng kiến sự vượt trội của châu Á lại có thể đến quá sớm được.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Thế kỷ châu Á' có thể sẽ không bao giờ đến