Chưa bao giờ phong trào tiết kiệm điện được réo lên "nóng" như thời điểm hiện tại. Để xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng này, ngoài EVN thì trách nhiệm này còn thuộc về ai?

Thiếu điện: Ngoài EVN thì trách nhiệm còn thuộc về ai?

Tuyết Nhung | 11/06/2023, 14:40

Chưa bao giờ phong trào tiết kiệm điện được réo lên "nóng" như thời điểm hiện tại. Để xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng này, ngoài EVN thì trách nhiệm này còn thuộc về ai?

Tình trạng thiếu điện diễn ra trên diện rộng trong thời gian qua tại các địa phương ở miền Bắc đang đặt ra những thách thức lớn trong việc vận hành hệ thống điện và gây ra nỗi lo tình trạng này kéo dài.

Để có thêm điện cho miền Bắc trong giai đoạn căng thẳng này, một lượng không nhỏ được "trung chuyển" từ miền Nam và miền Trung ra, thông qua đường dây siêu cao áp 500 kV. Cụ thể, miền Bắc mỗi ngày nhận hơn 50 triệu kWh "tiếp viện" từ miền Nam và miền Trung nhưng vẫn không đủ và tình hình có thể "còn căng thẳng tới tháng 7".

thieu-dien.jpeg

Không thể phủ nhận yếu tố khách quan đang làm thiếu điện hiện nay là tình trạng hạn hán, nắng nóng. Giới chuyên gia cũng cho rằng đường truyền tải điện cũng là vấn đề. Hiện không thể truyền tải nhiều điện từ miền Nam và miền Trung ra "tiếp viện" miền Bắc do giới hạn công suất truyền tải. Do đó, phải xác định việc thiếu điện sẽ còn kéo dài thời gian tới.

Mặc dù tình trạng thiếu điện đã được cảnh báo từ lâu nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có hành động quyết liệt, cụ thể. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về đơn vị cung cấp điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - là điều không thể phủ nhận. Nhưng để một doanh nghiệp vận hành, hoạt động dẫn đến việc thiếu điện như hiện nay thì cần phải nói đến trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và Bộ Công thương.

Nguồn điện không còn công suất dự phòng đã được cảnh báo từ lâu, nhưng việc chậm ban hành Quy hoạch Điện 8 khiến mọi thứ chậm trễ. Nhiều năm qua, ở miền Bắc hầu như không có thêm dự án điện nào được đầu tư mới trong khi theo tính toán, hệ thống điện mỗi năm cần bổ sung từ 3.000 - 4.500 MW.

Nếu như Bộ Công thương là cơ quan ban hành chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng cho quốc gia thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là cơ quan chỉ đạo các hoạt động vận hành của EVN.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hiện đang là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 7 tập đoàn và 12 tổng công ty. Trong đó có EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Chính phủ đang giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỉ đồng và 820.000 tỉ đồng vốn nhà nước.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đang quản lý toàn bộ vốn tất cả những công ty, doanh nghiệp có vốn của nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp, công ty có vốn của nhà nước muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng mới, phát triển mới ở những loại hình mới, chẳng hạn như EVN cũng phải chờ sự phê duyệt từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Tuy nhiên, để nhiều dự án chậm tiến độ như hiện nay thì một phần trách nhiệm của thuộc về cơ quan này.

Có thể nói, trách nhiệm không chỉ của riêng EVN kinh doanh thua lỗ mà còn do chính sách tạo nên. Nếu những bài toán còn vướng mắc ở chính sách chưa được giải quyết dứt điểm thì câu chuyện thiếu điện sẽ không còn là nỗi lo của năm nay mà là vấn đề của những năm sau nữa.

Minh chứng rõ nhất trong câu chuyện bất cập chính sách về điện chính là ở Quy hoạch điện 8. Quy hoạch có quy định EVN sẽ chỉ thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao. Nhưng ai giao và giao thế nào? thì đến nay cũng không rõ. Quy hoạch có đến 500 dự án truyền tải điện, nhưng không hướng dẫn dự án nào buộc nhà nước đầu tư, dự án nào cho tư nhân tham gia, nên mọi thứ vẫn chậm trễ. Sau khi phân công, kêu gọi đầu tư rồi, vậy còn thời gian để lập dự án, xin giấy phép kéo dài thêm nữa. Vậy có thể nhìn thấy rằng điện thiếu không chỉ là câu chuyện của nắng nóng mà còn là sự "chôn chân", chậm trễ ở chính sách.

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, với tình hình thiếu điện như hiện tại thì cần phải thay đổi cách thức vận hành của các cơ chế chính sách và cách tiệm cận giải quyết vấn đề đúng theo cơ chế thị trường. Nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp cao nhất thì câu chuyện sẽ rất khó giải quyết.

Để xảy ra tình trạng thiếu điện khiến nhiều nơi phải cắt điện luân phiên, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã phải lên tiếng xin lỗi người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, ông Hòa rất mong khách hàng, người dân, doanh nghiệp chia sẻ với những khó khăn của ngành điện, cùng chung tay để vượt qua tình hình căng thẳng về cung ứng điện.

"Với bất kỳ lý do gì thì việc để thiếu điện để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước, ngành điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới nhân dân, doanh nghiệp. Đây là lúc chúng ta để có những giải pháp khả thi từ đó giải quyết khó khăn", ông Hòa chia sẻ.

Bài liên quan
Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu điện
Nắng nóng gay gắt tại châu Á chuẩn bị tấn công Trung Quốc mùa hè này, đe dọa làm tái diễn tình trạng thiếu điện khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn từng xảy ra năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiếu điện: Ngoài EVN thì trách nhiệm còn thuộc về ai?