Thói quen dùng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sẽ “soán” vị trí của máy tính là một trong những điểm nhấn trong sự dịch chuyển thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ của người dùng năm 2016.

Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ năm 2016 thay đổi ra sao?

Một Thế Giới | 31/12/2015, 15:50

Thói quen dùng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sẽ “soán” vị trí của máy tính là một trong những điểm nhấn trong sự dịch chuyển thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ của người dùng năm 2016.

Sử dụng thiết bị di động nhiều hơn máy tính
Thống kê của We are social, một công ty truyền thông sáng tạo toàn cầu, cho thấy khuynh hướng sử dụng các thiết bị di động, smartphone để cập nhật thông tin, tương tác xã hội đang lấn át thói quen dùng máy tính. 
Tính đến cuối năm 2015, thế giới có khoảng 3,76 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số người sử dụng các thiết bị di động tham gia tương tác trên mạng xã hội là 2,062 tỉ người. 
Thống kê vào những tháng cuối năm 2015 từ Google và Neilsen cũng cho thấy lượng người tìm kiếm thông tin qua thiết bị di động là hơn 50%, dùng mạng xã hội hơn 60% và dự báo sẽ tăng từ 10-12% vào cuối năm 2016. 
Điều này cũng được thể hiện qua số lượng người tiếp cận các trang web và tìm kiếm thông tin qua thiết bị di động gia tăng đáng kể với thói quen sử dụng tập trung vào những việc như: Cập nhật các mạng xã hội; xem tin tức và giải trí, tìm và đặt mua hàng; sử dụng các ứng dụng liên lạc với mọi người; xem video; xem và viết các bình luận.
Tại khu vực Đông Nam Á, sự kết nối internet từ các thiết bị di động gia tăng đáng kể, trong đó Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục 150%, Thái Lan 149%, Singapore 146%. Việc sử dụng smartphone được dự kiến sẽ gia tăng nhanh chóng tại khu vực này vào năm 2016. 
Thoi quen su dung thiet bi cong nghe
Thống kê số lượng người sử dụng máy vi tính và thiết bị di động của comScore
Thoi quen su dung thiet bi cong ngheThống kê người sử dụng các thiết bị di động năm 2015 tại khu vực Đông Nam Á
Đề cao sự riêng tư
Sự gia tăng kết nối internet, tương tác mạng xã hội trên các thiết bị di động đồng nghĩa với nhu cầu đảm bảo riêng tư, bảo mật cho các thông tin được gửi đi. 
Thống kê của Trung tâm nghiên cứu Pew (trụ sở tại Mỹ) chỉ ra 36% người dùng đang phập phồng với nỗi quan ngại lớn nhất là danh tính và hình ảnh của mình bị người khác chia sẻ, mà không hỏi ý kiến. 
Vì vậy, các ứng dụng mạng xã hội, phần mềm tin nhắn đang tìm cách xây dựng những thuật toán tạo ra không gian chia sẻ riêng tư cho người dùng, như Snap Chat với những tin nhắn tự hủy, đã tạo thành một trào lưu mới: sự riêng tư. 
Ứng dụng Lief từ Hà Lan giúp mọi người kết nối với những người quan trọng nhất cũng đang tạo khuynh hướng định hình lại cách mọi người tương tác, kết bạn, nhắn tin, chia sẻ thông qua mạng xã hội theo cách riêng tư. Người dùng Lief sẽ chủ động mời từng người thân hoặc bạn bè để cùng chia sẻ chứ không tự động cập nhật danh bạ như một số ứng dụng mạng xã hội khác. 
Đã đến lúc người sử dụng mạng xã hội hướng đến sự riêng tư, ý nghĩa trong từng chia sẻ thay cho kiểu chia sẻ hàng loạt trên các mạng xã hội hiện nay. 
3. Chuyển tìm kiếm từ SEO sang mạng xã hội
Thói quen tìm kiếm thông tin đang có hướng dịch chuyển từ công cụ tìm kiếm Google, Bing… sang tìm kiếm trên mạng xã hội. 
Nguyên nhân là người dùng muốn tìm kiếm thông tin khách quan trên mạng xã hội hơn và họ cho rằng những thông tin này có sự trải nghiệm sản phẩm, phản hồi, bình luận từ nhiều người dùng nên sẽ đáng tin cậy hơn là những thông tin nặng về nội dung trên các website.
Người dùng Facebook đang già đi
Facebook vẫn đang liên tục cập nhật nhiều tính năng để giữ chân người dùng và tìm kiếm thêm người dùng mới. Tuy nhiên, người dùng Facebook đang ngày càng già đi. 
Đây là một thực tế bởi những người dùng trẻ hiện đang có khuynh hướng tìm kiếm các mạng xã hội có”tuổi đời” trẻ hơn như Snapchat, Instagram… 
Vì vậy các nhà làm quảng cáo, tiếp thị đang mở rộng sự tiếp cận sang những sự lựa chọn mới này bên cạnh Google, Facebook, Twitter, YouTube... trong năm 2016.
Video clip lên ngôi
Các video clip quảng cáo có lẽ không còn gì xa lạ và người dùng đã quen thuộc với những platform như Facebook, Bing, YouTube... Tuy nhiên, năm 2016, người dùng sẽ nhìn thấy một cục diện mới trong lĩnh vực video clip quảng cáo khi Google bắt đầu nhảy vào thị trường này với dịch vụ quảng cáo video Google SERP (Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được Google trả về khi ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này). 
Đây là tín hiệu cho thấy người dùng chấp nhận video quảng cáo và khuynh hướng này tiếp tục bùng nổ. 
Thích “lướt” ứng dụng hơn web
Có đến 89% người dùng tương tác trên các ứng dụng trong khi chỉ có 11% lướt web trên thiết bị di động. Trung bình thời gian người dùng trải nghiệm ứng dụng ở cả nam và nữ là từ 29-31 giờ/tuần, còn website chỉ 3 giờ 46 phút. 
Vì vậy, năm 2016 sẽ tiếp tục là một năm đầy tiềm năng để các nhà phát triển ứng dụng cho ra mắt các ứng dụng mới trong lĩnh vực mạng xã hội, chat, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thời trang, mua sắm trực tuyến, du lịch, game... 
Vy Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024
một giờ trước Giáo dục
Từ hôm nay (2.5) đến 17 giờ ngày 10.5, Cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ mở để phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ năm 2016 thay đổi ra sao?