Có thể còn một thời gian dài nữa, nhưng thời trang sinh thái không còn là giấc mơ viễn vông của dân hippie.

Thời trang sinh thái trở thành hiện thực sàn catwalk

02/10/2018, 11:13

Có thể còn một thời gian dài nữa, nhưng thời trang sinh thái không còn là giấc mơ viễn vông của dân hippie.

Thời trang từ vật liệu tái chế là một trong những xu hướng của thời trang sinh thái. Ảnh: TL

Áo khoác biker làm từ lá dứa và da được thuộc bằng chất chiết xuất từ ô liu thay cho những hóa chất gây ô nhiễm nặng hiện đang trong tầm tay, theo các chuyên gia.

Mọi người từ những nhà thiết kế tiên phong trẻ đến các thương hiệu lớn đều chay đua cho kịp chuyến tàu, với các đôi trainers có đế làm từ chai nhựa tái chế đã bán ra hàng triệu đôi.

Năm ngoái chỉ riêng Adidas đã bán một triệu đôi trainers Parley – được làm bằng nhựa vớt từ đại dương – và nhà sản xuất đồ thể thao khổng lồ của Đức đang gia tăng sản xuất một loạt các phong cách tái chế tương tự.

Và hôm 26/9 vừa rồi Yolanda Zobel, nhà thiết kế mới của thương hiệu Courreges “futuristic” Pháp, đã làm một điều “không tưởng” và tuyên bố rằng cô xà quần với space-age vinyl từng là thứ nguyên liệu của những năm 1960.

Sau một bộ capsule collection gần nhất có tên là “Fin de Plastique” (Hết thời Plastic), quay sang tìm nguồn vinyl, hãng thể thao Đức sẽ nỗ lực tìm các nguồn bền vững hoặc các phiên bản tái chế loại vải sáng bóng.

Bộ sựu tập “Fin de Plastique” (Tàn đời plastic). Ảnh: TL

“Một thế giới tốt đẹp hơn sẽ không đến, nếu chúng ta không hành động ngay hôm nay,” Zobel nói.

Các thái độ đối với thời trang sinh thái đã “hoàn toàn thay đổi trong vài năm qua”, theo Marina Coutelan, người phụ tá điều hành Premiere Vision, một hội chợ thương mại hai năm một lần cực kỳ ảnh hưởng ở Paris nơi những tay chọc trời khuấy nước (movers and shakers) nặng ký của ngành thời trang dồn về tìm những chất liệu và ý tưởng mới.

Với thế hệ thiên niên kỷ (những người sinh ra giữa năm 1980 và 2000) hiện nay bắt đầu có những phát kiến quyết định trong ngành thời trang, “chúng tôi đang tìm rất nhiều sản phẩm trendy từ các chất liệu bền vững vì chúng đã lớn lên cùng với ý tưởng rằng chúng tôi cần để có trách nhiệm sinh thái,” Coutelan nói với AFP.

Một trường hợp điển hình là những ngôi sao đang lên Rushemy Botter và Lisi Herrebrugh, bộ đôi người Hà Lan này chỉ mới vừa săn đầu người để thâu tóm nhà thời trang Nina Ricci Paris. “Thời trang bền vững luôn luôn được nói đến,” Herrebrugh, 28, nói. “Giờ đây đó là thứ gì chúng ta có thể thấy.”

Thương hiệu Botter riêng của họ làm nón, khăn quàng cổ và jacket từ các túi và chai nhựa tái chế thường được vớt từ ngoài biển – một nguyên do để Botter được yêu quý: nó sinh ra trên đảo Curacao biển Caribê.

Các chuỗi thời trang phổ thông có thể còn bị ám ảnh bởi thời trang nhanh chóng vất đi, nhưng các thương hiệu cao cấp đang dẫn đầu trong việc tư duy lại việc kinh doanh, Coutelan nói.

Cô chỉ vào hãng khổng lồ Pháp sở hữu Gucci, Saint Laurent, Balenciaga và Alexander McQueen cùng những nhãn khác, như là một trong những hãng tiên phong về tính bền vững.

Thủ phạm ô nhiễm lớn thứ 2

“Hãng đã giảm tác động môi trường xuống một phần tư và hy vọng cắt giảm 40% vào năm 2025,” cô nói.

Mặc dầu vậy, thời trang theo một số cách đo vẫn là ngành gây ô nhiễm nhiều thứ hai thế giới.

Kering cho tới gần đây sở hữu 50% cổ phần trong Stella McCartney, thương hiệu đã đẩy mạnh lớp vỏ bọc đạo đức và môi trường đi xa nhất, từ chối sử dụng lông, da hoặc lông vũ.

Nhà thiết kế Anh Quốc sử dụng len và polyester tái chế làm từ chai nhựa đựng nước, và có ý định ngưng sử dụng nhựa “gin” hoàn toàn trong vòng hai năm và loại polyester mới vào năm 2025.

Thư mời tham gia tuần lễ thời trang Paris của cô hôm thứ hai tuyên bố rằng “Xanh là màu đen mới” và đưa ra một phim biếm họa trong đó cô đóng vai chính với Minnie The Minx trong một câu chuyện nêu bật những “đức hạnh” của cashmere tái sinh.

McCartney nói với AFP rằng cô thích đi nhanh hơn nhưng “công nghệ mà chúng tôi cần để đạt đến điểm này chưa sẵn sàng đạt tính bền vững và khép kín.

Hong Kong tôn vinh thời trang tái chế. Ảnh: TL

Các nhà vận động cho rằng có nhiều cách để làm quần áo bền vững. Nhà thiết kế trẻ người Pháp đẳng cấp cao Marine Serre là một nhà tái chế sáng chói – biến những tấm drap giường thành áo ngủ trong show diễn ở tuần lễ thời trang mới nhất của cô hôm 25/9.

Trong khi đó, nhà thiết kế người Canada Marie-Eve Lecavalier đã tạo tên tuổi cho chính cô bằng hàng dệt kim da làm từ những thứ đầu thừa đuôi theo mà các thương hiệu cao cấp thải ra.

“Phải mất rất nhiều công sức nhưng kết quả tuyệt vời. Ở Bắc Mỹ người dân lãng phí rất nhiều. Chúng ta phải tìm một cách làm khác,” cô nói với AFP.

Với thuộc da là một trong những nghề bẩn thỉu nhất thế giới, sự thay thế da như Pinatex được làm bằng các sợi xơ của lá dứa nhưng mềm dẻo và mạnh không kém, đang được săn đón.

Hugo Boss đã làm những đôi giày trainers và túi Lancel từ chất liệu được hãng Anh Quốc Ananas Anam tiếp thị là hợp tác với các HTX bên Philippines.

Nhóm Đức Wet Green đã phát triển một dòng mang tính cách mạng gọi là Olivenleder, da có khả năng phân hủy sinh học được thuộc bằng một chất làm từ sợi ô liu. Nó an toàn đến độ “bạn thậm chí có thể ăn nó,” phát ngôn viên Thomas Lamparter nói đùa.

Đối với Chantal Malingrey, của Premiere Vision, thời trang hoàn toàn bền vững “còn chưa phải là tiêu chuẩn.” Nhưng đà đó là tốc độ đổi mới sáng tạo, cô nhấn mạnh, rằng xu hướng là “không thể đảo ngược”
Trần Bích

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thời trang sinh thái trở thành hiện thực sàn catwalk