Chiều ngày 19.11, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

nguyentuyet | 19/11/2018, 18:01

Chiều ngày 19.11, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Trong chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, chiều nay (19.11) dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, sau khi nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 408 đại biểu tán thành, chiếm 84,12% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

Một nội dung đáng chú ý trong Luật Giáo dục đại học được thông qua lần này là vấn đề về tự chủ đại học. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chỉ rõ, dự thảo Luật đã quy định rõ điều kiện, yêu cầu thực hiện quyền tự chủ tại khoản 2 Điều 32, theo đó, mức độ tự chủ của cơ sở Giáo dục Đại học (GDĐH) phụ thuộc vào việc đáp ứng đủ điều kiện tự chủ, những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ theo các quy định của Luật, đồng thời quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và xác nhận tiêu chí các cơ sở GDĐH, do đó sẽ giới hạn việc các trường đồng loạt tự chủ dẫn đến mất cân bằng cung, cầu nhân lực.

Dự thảo cũng quy định rõ nội hàm của các quyền tự chủ về học thuật trong hoạt động chuyên môn, tổ chức - nhân sự và tài chính - tài sản tại các khoản 3, 4, 5 Điều 32 và cụ thể hóa các nội dung này tại các điều, khoản tương ứng trong Luật.

Hầu hết các nội dung liên quan đến chuyên môn (như về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học…) đã được giao cho các trường tự chủ quyết định theo quy định của Luật hiện hành, trừ việc mở ngành đào tạo.

Dự thảo Luật lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở GDĐH đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của GDĐH, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.

Về giảng viên và người học, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung thêm khoản 8 Điều 60 về trách nhiệm của người học trong việc tuân thủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Để bảo đảm quyền lợi của người học trong các chương trình đào tạo ở các ngành mới mở, dự thảo Luật đã quy định cơ sở GDĐH thực hiện đánh giá chương trình trước khi có khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp và phải thực hiện kiểm định chất lượng chương trình ngay sau khi sinh viên khóa đầu tốt nghiệp.
Nếu không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc nếu kiểm định không đạt thì cơ sở GDĐH không được tiếp tục tuyển sinh, có trách nhiệm cải thiện các điều kiện để bảo đảm chất lượng chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đãbổ sung 37 Điều của Luật Giáo dục đại học. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học