Lãnh đạo Bộ Văn hóa cho rằng nếu có sao xấu và cúng giải được thì không ai gặp tai nạn, xui xẻo. Tuy nhiên, tập tục này đã ăn sâu vào nếp nghĩ người dân.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Nếu giải được sao xấu thì chẳng ai gặp nạn

27/02/2018, 14:10

Lãnh đạo Bộ Văn hóa cho rằng nếu có sao xấu và cúng giải được thì không ai gặp tai nạn, xui xẻo. Tuy nhiên, tập tục này đã ăn sâu vào nếp nghĩ người dân.

Hàng nghìn người đến chùa Phúc Khánh cúng sao giải hạn. Ảnh: Tiến Tuấn.

>>Loại bỏ tục đốt vàng mã là loại bỏ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu!

>>Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ tục đốt vàng mã

Trao đổi trên Zing.vn, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy cho rằng việc thực hành một số nghi lễ văn hóa đang lệch lạc so với nguyên bản, trong đó có cúng sao giải hạn.

“Nếu cúng sao mà giải được hạn thì chắc chắn không ai gặp nạn. Nếu dùng hình nhân thế mạng mà có thật thì làm gì có ai chết”, bà Thủy nói.

Nữ Thứ trưởng cho rằng việc đốt vàng mã, cúng sao giải hạn đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Vì thế, cần phải tăng cường tuyên truyền, thuyết phục dần dần để người dân hiểu ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và từ bỏ dần dần chứ không thể thực hiện trong một sớm một chiều.

Từng có thời gian trực tiếp tìm hiểu, Thứ trưởng Thủy cho biết hiện có tình trạng nhà chùa thu tiền để cúng sao giải hạn cho dân, dẫn tới biến tướng và thương mại hóa.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa nhấn mạnh: "Theo quan điểm của Thủ tướng, hành vi trục lợi và thương mại hóa ở chốn tâm linh có việc cúng sao giải hạn thu phí. Nhưng thực tế, nếu cúng sao giải hạn mà không thu tiền thì có lẽ nhiều chùa không làm".

Bà Thủy cho rằng việc hạn chế các tập tục như cúng sao giải hạn, đốt vàng mã Bộ quan tâm và luôn ủng hộ. Bởi lâu nay, những việc này gây lãng phí tiền của. Mỗi năm, số lượng tiền đổ vào mua vàng mã đem đi đốt của người dân rất lớn.

Về văn bản cấm đốt vàng mã tại chùa chiền của Giáo hội Phật giáo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết trước đây Bộ đã nhiều lần yêu cầu các địa phương hướng dẫn nhân dân hạn chế đốt vàng mã. Khi Giáo hội Phật giáo có văn bản, Bộ có thêm cơ sở để thực hiện.

“Chúng tôi rất mừng khi có văn bản của Giáo hội Phật giáo. Bộ Văn hóa rất ủng hộ”, bà Thủy nói.

Bà Thủy chia sẻ trước đây tại đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và nhiều lễ hội khác, việc đốt vàng mã rất "kinh khủng". Sau khi có văn bản của Bộ Văn hóa, tình trạng này đã giảm nhiều.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo, cho biết trong giáo lý nhà Phật không có sao, sao xấu, sao tốt chiếu mệnh như nhiều người vẫn nghĩ.

"Sao xấu, sao tốt từ tâm con người mà ra. Nếu làm việc xấu thì có mang lễ lạt đi giải cũng không được. Vấn đề cốt lõi là người dân phải biết tu tâm", Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nói.

Nhiều người tin rằng có sao xấu, sao tốt, phải cúng sao mới hóa giải được hoạn nạn. ẢNh: Văn Chương.

Trụ trì chùa Quán Sứ cho rằng việc cúng sao giải hạn thời gian gần đây đã giảm theo thời gian. Đầu năm, người dân nên đến chùa làm lễ cầu an cho mình và người thân thay vì đi cúng sao giải hạn.

Trong khi đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, nhấn mạnh khi con người tin rằng trên đời có sao tốt, xấu, ngày đẹp, ngày xấu sẽ đánh mất niềm tin vào luật nhân quả. Việc cúng sao giải hạn là một quan niệm sai lầm.

Người dân đi chùa cúng sao giải hạn đầu năm sau Tết Nguyên đán, người dân đổ đến các ngôi chùa lớn để cúng giải hạn sao xấu và cầu an cho gia đình.

Theo Zing

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Nếu giải được sao xấu thì chẳng ai gặp nạn