Cam kết lợi nhuận là quan hệ thị trường, quan hệ dân sự, pháp luật không cấm. Nhưng trước tình hình trên, chúng tôi đề xuất minh bạch thông tin, thông qua các hiệp hội có những cảnh báo, lợi nhuận chỉ trên lãi suất tiết kiệm, còn 12% là gấp đôi, gấp ba, như thế là phi lý”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Cam kết lợi nhuận condotel 12% là phi lý

02/12/2019, 17:07

Cam kết lợi nhuận là quan hệ thị trường, quan hệ dân sự, pháp luật không cấm. Nhưng trước tình hình trên, chúng tôi đề xuất minh bạch thông tin, thông qua các hiệp hội có những cảnh báo, lợi nhuận chỉ trên lãi suất tiết kiệm, còn 12% là gấp đôi, gấp ba, như thế là phi lý”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết.

Cocobay Đà Nẵng ngừng trả lợi nhuận như cam kết với khách hàng - Ảnh minh họa

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2.11, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, sự phát triển của loại hình căn hộ du lịch phát triển từ những năm 2015, đến 2016, 2017 là cao trào và năm 2018, 2019 giảm mạnh, giao dịch căn hộ giảm một nửa. Tổng cộng có khoảng 30 nghìn căn hộ, nhưng có đặc điểm sở hữu chung của chủ đầu tư, nhưng thứ cấp lại sở hữu riêng từng căn hộ.

Theo ông Hùng, vướng mắc hiện nay là hành lang pháp lý các luật không có loại hình này, bị lẫn vào loại hình nhà ở lâu dài. Quy định vận hành quản lý chưa được rõ, chỉ có văn phòng nhà ở, còn codotel thì chưa có.

“Có sự cam kết lợi nhuận cao, dẫn đến không đủ khả năng chi trả, dẫn đến vướng mắc. Bộ đã có cảnh báo sự phát triển quá nóng, sau đó có văn bản các tỉnh có nhiều codotel, tránh biến loại hình này thành nhà ở, từ đó việc cấp giấy phép giảm hẳn”, ông Hùng nói.

Ông Hùng lý giải, cam kết lợi nhuận là quan hệ thị trường, quan hệ dân sự, pháp luật không cấm. Nhưng trước tình hình trên, chúng tôi đề xuất minh bạch thông tin, thông qua các hiệp hội có những cảnh báo, lợi nhuận chỉ trên lãi suất tiết kiệm, còn 12% là gấp đôi, gấp ba, như thế là phi lý; thứ ba, là ngân hàng sẽ siết vốn; tới đây cũng sẽ hướng dẫn mẫu hợp đồng, trong đó quy định quyền người bán và người mua rõ ràng, tạo hành lang pháp lý, can thiệp vào thị trường mức độ phù hợp.

Liên quan đến vấn đề nước sông Đuống, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định: Nhà máy nước sông Đuống được thực hiện hoàn toàn đúng quy hoạch, được Thủ tướng chấp thuận. Theo ông Hùng, dù đã có lộ trình tăng giá nước, song Hà Nội đang thực hiện cấp nước sạch cho người dân, các tổ chức trên toàn thành phố và luôn giữ giá nước ổn định từ 2013 đến nay.

Về quản lý, theo quy định thì được phép dùng ngân sách bù giá nước. UBND thành phố sau khi xem xét quy định, có trao đổi với HĐND bằng văn bản 2968, liên quan đến việc xử lý khi có chênh lệch giữa giá nước bán lẻ và giá tiêu thụ.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Cam kết lợi nhuận condotel 12% là phi lý